Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

COI CHỪNG LẦM... CHẾT

Trong nghề kim hoàn, không đề cập đến công đoạn NẤU VÀNG BẠC thì đó là một sự thiếu sót. Đây là công đoạn đầu tiên và rất quan trọng, đòi hỏi tay nghề lão luyện kết hợp với bí quyết gia truyền, quyết định sống còn của mẻ nấu, để tạo ra phôi ban đầu đạt được TUỔI VÀNG như mong muốn.

Nấu vàng bạc là thông qua sự tác động của nhiệt độ cao (từ 1.100–1.200 độ C), làm vàng bạc từ dạng rắn được nấu nóng đỏ lên rồi tan chảy thành dạng lỏng, thuận lợi cho việc định hình theo khuôn mẫu có sẳn.

Có nhiều cách để nấu vàng bạc từ hình thức thô sơ, thủ công của ông cha cho đến bằng máy móc hiện đại như ngày nay. Cho dù có nấu bằng cách nào đi chăng nữa thì tựu chung cũng để đạt được nhiệt độ cần thiết làm vàng bạc tan chảy hoàn toàn trong một khoảng thời gian nhất định.

Ưu nhược điểm của từng cách nấu vàng bạc thì quá rõ ràng. Cái quan trọng ở đây là lựa chọn cách nấu vàng bạc nào tối ưu nhất, phù hợp nhất và tiết kiệm chi phí nhất. Đâu là giải pháp cho vấn đề này?

Hiện nay, trên thị trường đang giới thiệu các loại lò nấu vàng bạc bằng điện trở loại nhỏ, tùy theo lò có thể nấu được từ 1-3kg vàng bạc nguyên liệu. Gía cả phải chăng, kích thước nhỏ gọn thuận lợi cho việc di chuyển bất cứ đâu, thời gian nấu chảy vàng bạc không quá 30phút cho một mẻ nấu, tiêu hao điện năng chấp nhận được. Tất nhiên, đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người học nghề kim hoàn, các tiệm vàng và các cơ sở kim hoàn vừa và nhỏ… 


Giải pháp đã có rồi nhưng cách thực hiện không phải là chuyện đơn giản. Với đủ loại lò, đủ nhãn hiệu, các thông số kỹ thuật thì na ná nhau, nhập khẩu cũng có , trong nước cũng có, làm rối rắm tâm trí và làm hoa mắt người mua. Cho nên, việc chọn được một cái lò… chắc chắn… nấu được các loại vàng bạc và phù hợp với túi tiền là điều tưởng như dễ dàng nhưng coi chừng lầm… chết đấy!

Theo như các thông tin về sản phẩm của các lò nấu vàng bạc điện trở loại nhỏ thì:
- Điện áp sử dụng: Tùy theo từng loại lò là 110V hay 220V
- Nhiệt độ tối đa (nhiệt độ thiết kế) mà lò nấu đạt được: Tùy theo từng loại lò có 3 mức độ là 1.100độ C, 1.150độ C và 1.200độ C. Có lò còn qui định cụ thể như sau: Nếu dùng điện áp 110V thì nhiệt độ tối đa là 1.030độ C, nếu dùng điện áp 220V thì nhiệt độ tối đa là 1.100độ C.
- Thời gian nấu chảy hoàn toàn một mẻ lò cũng tùy từng loại lò với những khỏang thời gian khác nhau như : 10-15phút, 15phút và 25phút.
Cụ thể là như vậy, nhưng người mua đừng suy diễn là các loại lò nấu vàng điện trở loại nhỏ như trên có thể nấu chảy tất cả các loại vàng, xin nhắc lại tất cả các loại vàng hiện có, chưa kể có nấu chảy được đồng đỏ hay không? Đúng là chuyện thật như đùa!
Nhiệt độ nóng chảy của vàng nguyên chất, nôm na là vàng 24K là 1.063độ C. Với nhiệt độ thiết kế cho các lò nấu điện trở là 1.100-1.200độ C, nên nhớ đây là nhiệt độ qui ước, cho nên, nhiệt độ thực tế của lò… khó đạt được nhiệt độ đó. 

Thứ nhất, không thể chạy lò đạt nhiệt độ tối đa được, hết công suất được.
Thứ hai, vì ngoài lượng nhiệt duy trì bên trong lò nóng ổn định và đạt nhiệt độ nóng chày hoàn toàn, còn phài kể đến lượng nhiệt thất thoát ra môi trường xung quanh.

 
Gỉa sử lò nấu vàng điện trở loại nhỏ đạt hiệu suất hợp lý 80%, có nghĩa nhiệt độ đạt được là 0,8 x 1.100độ C = 880độ C hay 0,8 x 1.200độ C = 960độ C. So với nhiệt độ nóng chảy của vàng 24K (1.063độ C) và nhiệt độ nóng chảy của đồng đỏ (1.083độ C), vậy có nấu chảy được không ?

Tóm lại, phải nhận định và đánh giá rõ ràng: Các loại lò nấu vàng điện trở loại nhỏ có nấu chảy hoàn toàn vàng 24K và đồng đỏ hay chỉ nấu chảy các loại vàng từ 18K trở xuống? Đây là câu hỏi cần có giải đáp cụ thể chứ không phải căn cứ vào việc quảng cáo sản phẩm.
Chẳng ai muốn rơi vào trường hợp “Tiền mất tật mang” và coi chừng lầm… chết đấy nhé!

                                                                                                                  
maynauvang.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét