Câu tục ngữ này quá
quen thuộc với chúng ta, có nghĩa là muốn làm được việc, muốn
tạo ra được sản phẩm, trước hết phải có những điều kiện cơ bản, tiên quyết và cần
thiết lúc ban đầu. Nếu không có những điều kiện trên thì không có thành quả sau
cùng, vì nếu có làm cũng không đạt được như mong muốn. Cũng như việc muốn làm
được ra hồ thì cần phải có bột.
Vì vậy, để sản xuất nữ
trang theo qui mô lớn hay thu nhỏ cũng cần phải có những điều kiện ban đầu
không thể thiếu là máy móc thiết bị, công nghệ và nhân lực. Điều này thì bất cứ
người nào khi muốn đầu tư sản xuất nữ trang cũng phải biết. Ngoài ra, còn tùy
theo vốn liếng, tùy theo tay nghề mà mỗi người tự xây dựng cho riêng mình qui
mô sản xuất nữ trang phù hợp thực tế.
Trước tiên, khi đầu tư
sản xuất nữ trang cần xác định được TRỤC CÔNG NGHỆ của qui trình sản xuất. Đây
là nền móng cốt lõi để sản xuất ra các sản phẩm chủ lực và khi có điều kiện thì
cũng chính từ đây phát triển ra các phân khúc mới cho các sản phẩm mới. Việc
xác định đúng TRỤC CÔNG NGHỆ của qui trình sản xuất là rất quan trọng, rất cần
thiết để tính toán chính xác việc đầu tư ban đầu cho máy móc thiết bị, công nghệ
và nhân lực.
Cái khái niệm TRỤC CÔNG
NGHỆ trong sản xuất nữ trang rất đa dạng. Tùy theo qui mô sản xuất nữ trang, từ
thủ công cho đến máy móc đều có TRỤC CÔNG NGHỆ đại diện. Quan trọng là làm sao
vận hành TRỤC CÔNG NGHỆ trơn tru, đem lại hiệu quả cho sản xuất.
Dưới đây là các TRỤC
CÔNG NGHỆ tiêu biểu:
1. TRỤC CÔNG NGHỆ cho sản
xuất nữ trang làm tay:
Mô hình này chủ yếu phụ thuộc vào tay nghề người thợ
từ A đến Z. Từ “dẻ” (vàng hay bạc nguyên liệu), người thợ phải tự nấu, cán mỏng,
kéo sợi, làm ổ hột (hột chủ), tự khoan lổ, vô hột nhỏ dùng mũi và búa đóng từng
hột, sau đó làm nguội và đánh bóng… Ưu điểm của mô hình này là cơ động (ở đâu
làm cũng được). Đầu tư ít, đơn giản và rẻ tiền, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của
khách. Còn khuyết điểm là làm lâu, giá thành cao, rủi ro sản phẩm bị “trở” (hư)
nhiều, sản phẩm không đồng dạng (một mẫu nhưng không bao giờ giống nhau sau mỗi
lần làm), chất lượng sản phẩm (tuổi vàng) tùy thuộc vào đạo đức người thợ. Mô
hình này chỉ còn tồn tại ở một số cơ sở nữ trang nhỏ lẻ, chuyên làm nữ trang
không đòi hỏi độ khó cao hay ở các cơ sở nữ trang vùng sâu vùng xa, nơi mà máy
móc và công nghệ khó tiếp cận.
2. TRỤC CÔNG NGHỆ cho dây
chuyền sản xuất nữ trang bằng máy móc:
Ngày nay, trong các thành phố lớn đã xuất hiện mô
hình sản xuất nữ trang dạng công nghiệp, tức là công đoạn nào trong dây chuyền
sản xuất nữ trang mà máy móc thay thế được sức con người thì sử dụng máy móc.
Mô hình này đã khắc phục được hầu như tất cả các khuyết điểm của mô hình thủ
công. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là đầu tư lớn, đòi hỏi đội ngũ nhân
lực phải có trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý…
Thực tế, khi đầu tư dây
chuyền máy móc thiết bị sản xuất nữ trang, người chủ kim hoàn chỉ nghĩ đơn giản:
Sản xuất sản phẩm nào thì đầu tư máy móc thiết bị cho riêng sản phẩm đó. Cho
nên, khi chuyển hướng sang sản xuất sản phẩm khác thì lại phải đầu tư thêm máy
móc, gây tốn kém, chưa kể không đồng bộ với dây chuyền sản xuất đã có. Vì vậy,
khuyến cáo ngay từ đầu nên xác định được TRỤC CÔNG NGHỆ của qui trình sản xuất
nữ trang để có thể phát triển hay mở rộng sau này. Giống như xây một tòa nhà,
trước hết phải tính toán xây phần nền móng cho chắc chắn và kiên cố để sau này
còn cơi nới thêm so với hiện trạng ban đầu mà không phải biến nó thành bình địa.
Dưới đây, xin giới thiệu
một vài mô hình tiêu biểu của TRỤC CÔNG NGHỆ cho dây chuyền sản xuất nữ trang bằng
máy móc từ dạng cơ bản đến dạng mở rộng.
-
TRỤC CÔNG NGHỆ dạng cơ bản cho dây chuyền
sản xuất nữ trang bằng máy móc:
Thiết kế mẫu nữ trang 3D trên Máy vi tính -> Máy tạo mẫu nữ trang bằng nhựa rê-sin
hay bằng sáp -> Máy ép khuôn cao su / silicon -> Máy bơm sáp -> Máy
đúc -> Máy gia công nữ trang cơ bản như:
Máy chà nhám, Mô-tơ treo (khoan, mài), máy cẩn hột, máy hàn… -> Máy đánh bóng / xi mạ -> Máy chạm khắc (móc
máy).
Nói chung, đây là TRỤC CÔNG NGHỆ thông dụng nhất được
áp dụng cho các xưởng sản xuất nữ trang qui mô lớn. Còn đối với các xưởng sản
xuất nữ trang qui mô vừa và nhỏ, tùy theo cách bố trí sản xuất và để tiết kiệm
chi phí đầu tư ban đầu, có thể liên kết lại với nhau. Mỗi xưởng chuyên sản xuất
một công đoạn nào đó của TRỤC CÔNG NGHỆ và tất cả là một khối thống nhất bảo đảm
cho dây chuyền sản xuất nữ trang hoạt động trơn tru.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét