Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

BIẾN CÁI KHÔNG THỂ THÀNH CÓ THỂ



Trong sản xuất, máy móc thiết bị là công cụ sản xuất thiết yếu, không thể thiếu. Nó thay con người giải quyết những khâu quan trọng trong dây chuyền sản xuất, giúp tăng năng suất lao động và cải thiện chất lượng sản phẩm. 


Những ưu điểm nổi trội của máy móc thiết bị đem lại cho con người là điều không có gì bàn cãi. Nhưng khi chúng “đi ăn giỗ” (hư hỏng) thì đem lại biết bao phiền toái, khó khăn cho con người. Việc sữa chữa chúng cũng nan giải và lắm nhiêu khê. Nếu sửa được và trở lại hoạt động bình thường thì còn gì bằng. Chỉ tốn một khoảng chi phí “con voi” so với giá trị “khủng long” của nó cũng phải chấp nhận. Ngược lại, nào là không kiếm được thợ sửa, nào là thiếu phụ tùng thay thế, nào là khắc phục cho chạy tạm, chứ không biết được bệnh của máy… vân vân và vân vân. Thử hỏi, thấy cảnh máy “trùm mền” hay máy được sửa không “đến nơi đến chốn” thì các chủ máy có vui không? 


Hiểu được tâm lý “nặng đầu” của họ, trong khả năng của mình, chúng tôi cũng cố gắng giúp họ giải quyết việc sửa chữa máy móc. Ví dụ, gần đây, chúng tôi đã thay toàn bộ dàn điện cho một máy đan dây chuyền. Nguồn gốc của máy này là máy đã qua sử dụng, dàn cơ của nó còn “ngon”, chỉ có dàn điện là “đến tuổi”. Tất nhiên, là giá thành của nó vừa với túi tiền người Việt mình so với mua máy mới. Dàn cơ của nó là của máy Ý nên bền lắm, bằng chứng đã qua sử dụng nhiều năm rồi nhưng vẫn “chạy tốt”. Cái quan trọng là dàn điện của nó đã cũ kỹ, hư hỏng, cần phải thay mới và khả năng trong nước có thể làm được điều đó với chi phí hợp lý. Chỉ cần như vậy thôi là đưa được máy đan dây chuyền vào sản xuất trên tinh thần tiết kiệm chi phí đầu tư.





Cuối cùng, CÁI KHÔNG THỂ ĐÃ ĐƯỢC BIẾN THÀNH CÁI CÓ THỂ rồi đấy! Biết linh động, biết tận dụng công nghệ tiên tiến của TÂY, kết hợp với tay nghề sửa chữa của TA trong việc “hồi sinh” lại máy móc thiết bị là điều cần phải suy nghĩ, để giải quyết bài toán “hóc búa” ở trên.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét