Một trong những yếu tố quan trọng
được xem xét khi mua sắm một món nữ trang vàng là tuổi vàng.
Đối với hầu hết các tiệm vàng tại nước ta khi chào giá bán một món nữ trang cho
khách hàng thường chia giá thành ba thành phần: giá vàng (nguyên liệu làm món
nữ trang đó), giá hột đá (gắn trên món nữ trang, nếu có) và giá công chế tác
món hàng. Trong đó tuổi vàng sẽ chiếm tỷ lệ cao nhất trong giá bán.
Trên thị trường nữ trang
nước ta hiện nay, ngoài các sản phẩm được sản xuất trong nước còn xuất hiện
nhiều hàng được nhập khẩu từ nước ngoài với nhiều cách qui ước tuổi vàng khác nhau. Cũng như việc người tiêu dùng Việt nam mua sắm nữ trang ở
nước ngoài nhân những chuyến đi du lịch, tham quan, làm việc cũng không còn là
mới mẻ. Nên việc hiểu biết các qui ước khác nói trên là cần thiết để trở thành
người tiêu dùng thông minh.
Tuổi vàng, tiếng Anh là “fineness”,
được biểu thị bằng hai cách:
- Phần ngàn, thường được đóng dấu ký hiệu trên món nữ trang bằng ba con số như 750, 585, 333, 916 và
- Cara, tiếng Anh là “carat hoặc Karat hoặc caratage”, ký hiệu là K hoặc Kt, thường được đóng dấu ký hiệu trên món nữ trang như 18K, 14K, 8K, 22K.
Ở các phát triển cao như
Mỹ, Châu Âu, …chính phủ kiểm soát chặt chẽ tuổi vàng của nữ trang kinh doanh
trong thị trường. Món nữ trang phải được đóng dấu ký kiệu tuổi vàng rõ ràng. Nhà sản xuất phải đóng dấu ký hiệu logo của mình và ký
hiệu tuổi vàng trên nữ trang khi mang ra kinh doanh trên thị trường. Thậm chí,
ở nước Anh tuổi vàng còn được kiểm định và đóng dấu bởi các tổ chức kiểm định
độc lập như The Birmingham Assay Office – viết tắt là BAO. (xem ảnh dưới)
Ở nước ta, cũng đã có các văn bản
qui định liên quan tuổi vàng như:
- TCVN 7054:2002, yêu cầu kỹ thuật và cách ghi nhãn đối với vàng thương phẩm như vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng nguyên liệu.
- TCVN 7055:2002, Phương pháp huỳnh quang tia x để xác định hàm lượng vàng…
Ngoài ra, cũng đã có đơn
vị làm dịch vụ kiểm định tuổi vàng bằng các phương pháp hiện đại có độ tin vậy
cao như Ngân Hàng ACB, SacomBank, PNJ. Tuy nhiên, nhìn chung tuổi vàng
của nữ trang ở thị trường nước ta cũng vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Nhà
nước vẫn chưa có qui chuẩn tuổi
vàng và cách đóng dấu ký hiệu
tuổi vàng trên nữ trang. Thậm chí chưa có bắt buộc kiểm định tuổi vàng khi buôn
bán nữ trang trên thị trường. Mới chỉ dừng lại ở cấp độ các cơ sở sản xuất kinh
doanh nữ trang tự công bố tuổi vàng và đăng ký các ký hiệu dấu đóng trên nữ
trang tương ứng.
Các tuổi vàng thông dụng và ký
hiệu trên thế giới
|
||||
STT
|
Tuổi vàng
|
% hàm lượng vàng trong nữ trang
|
Ghi chú
|
|
Cara
|
Phần nghìn
|
|||
1
|
24K
|
999
|
99.9%
|
Được xem là vàng nguyên chất
|
2
|
24K
|
990
|
99%
|
Phổ biến ở Trung Quốc.
|
3
|
22K
|
916
|
91.6%
|
Phổ biến ở Ấn Độ
|
4
|
21K
|
875
|
87.5%
|
Phổ biến ở Trung Đông.
|
5
|
19.2K
|
800
|
80%
|
Tiêu chuẩn Bồ Đào Nha
|
6
|
18K
|
750
|
75%
|
Tiêu chuẩn quốc tế
|
7
|
14K
|
585
|
58.5%
|
Ở Mỹ, thường là 583/58.3%
|
8
|
12K
|
500
|
50%
|
|
9
|
10K
|
416
|
41.6%
|
|
10
|
9K
|
375
|
37.5%
|
Phổ biến ở Anh,
|
11
|
8K
|
333
|
33.3%
|