Đầu năm (9/2/2017), mở hàng bằng việc giao một lò nấu vàng
24K bằng điện trở cho khách hàng ở miền
Tây. Mọi chuyện mua bán, giao dịch đầu năm của công ty vô cùng thuận lợi. Mở đầu
đã thông rồi!
Tiếp theo, ngày 10/2/2017, có khách yêu cầu giao lò nấu vàng
18K bằng điện trở trong thành phố. Niềm vui như được nhân lên! Đến nơi, lại gặp
tình huống mới: Khách yêu cầu phải nấu chảy vàng 18K trước mặt thì mới mua. Chẳng
lẻ, đã đem lò đến tận nơi rồi lại chở về, với lại, “Vàng thật sợ chi lửa”. Cùng
với khách tiến hành nấu thử tại chổ, kết quả cuối cùng, vị khách chấp nhận mua
lò. Nói tóm lại, tuy có mất thời gian một chút nhưng đem đến sự an tâm, sự tin
tưởng cho khách hàng đối với sản phẩm của công ty cũng là điều có lợi trong
kinh doanh, trong quảng bá hình ảnh công ty.
Sau đó không lâu, có khách hàng ở xa quan tâm đến lò nấu
vàng 24K bằng điện trở. Qua trao đổi bằng điện thoại, công ty mới biết vị khách
có lấn cấn: Không tin lò nấu vàng 24K bằng điện trở trong nước sản xuất nấu chảy
được vàng 24K. Mặc dù, công ty đã tư vấn và thuyết phục vị khách an tâm khi sử
dụng loại lò nấu vàng 24K bằng điện trở do công ty THIỆN CHÍ cung cấp. Thực tế,
công ty cũng đã cung cấp loại lò này trên thị trường, từ nam ra bắc kể từ năm
2014. Lúc đầu, cũng có vài khách còn bỡ ngỡ, sử dụng chưa quen nên lúng túng nhưng
khi đã thành thạo thì bình thường. Vốn tính cẩn thận, “trăm nghe không bằng một
thấy”, vị khách yêu cầu được chứng kiến lò nấu chảy vàng 24K bằng thực tế.
Hai bên thống nhất với nhau ngày giờ nấu thử và địa điểm là
tại công ty. Vị khách đem vàng 24K đến, còn công ty chuẩn bị lò và chấp nhận hy
sinh một cốc than để nấu vàng. Kết quả, đạt yêu cầu như vị khách mong muốn, xóa
tan nỗi hoài nghi lúc đầu. Thế là, vị khách hài lòng và mua ngay lò nấu vàng
24K bằng điện trở trong ngày 7/3/2017.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện hai loại lò nấu vàng bằng
điện trở: Một là do trong nước sản xuất,
còn một là từ Ý nhập về (Không loại trừ lò có hình dạng giống lò Ý nhưng
do Trung quốc sản xuất). Mang tiếng là lò sản xuất trong nước nhưng linh kiện quan
trọng đều nhập ngoại (Thí dụ: Dây điện trở nhập từ Thụy điển), chỉ có lắp ráp
trong nước. Tất nhiên, “Tiền nào của đó”,
tuổi thọ của lò Ý bao giờ cũng cao hơn lò trong nước nhưng đến thời gian nào
đó, chúng cũng hư. Chúng đắt tiền, khi chúng hư chẳng lẻ bỏ đi, không sửa lại để
sử dụng tiếp? Tâm lý chung là phải sửa lại chúng khi chúng vẫn còn giá trị sử dụng
nhưng sửa như thế nào và sửa ở đâu? Đây là điều mà khi khách hàng đã mua lò của
Ý nên cân nhắc.
Nói chung, lò của Ý khi hư thì trong nước không có nơi bảo
hành. Vẫn có nơi nhận sửa lò của Ý nhưng linh kiện hư thì phải nhập từ Ý. Bởi
vì, có “độ” lại thì những linh kiện khác không tương thích với hệ thống lò. Việc
nhập linh kiện từ Ý, cần phải có đối tác bên Ý để giao dịch mua hàng. Bấy nhiêu
chuyện phức tạp về xuất nhập khẩu, về thanh toán quốc tế, về thời hạn giao hàng,
chưa kể chỉ nhập có một chi tiết cỏn con mà tốn nhiều thời gian, nhiều công sức,
nhiều tiền bạc… “Lợi bất cập hại” là ở chổ đó!
Cuối cùng, cái quan trọng là sự chọn lựa của khách hàng mà
thôi!