Có lẻ, từ rất lâu,
chúng ta không quan tâm đến hay xem nhẹ môi trường sống xung quanh. Thậm chí,
chúng ta không có kiến thức gì về việc bảo vệ môi trường. Cho đến tận ngày hôm
nay, sau bao sự cố nghiêm trọng về môi trường, chúng ta phải trả giá cho những
sai lầm của chúng ta trong quá khứ. Bây giờ, khi nhìn lại, chúng ta mới nhận thấy
môi trường sống quý giá biết chừng nào đối với cuộc sống con người, đối với
trái đất xinh đẹp này.
Sản xuất là một phần tất
yếu của xã hội, không có sản xuất thì xã hội không tồn tại và phát triển. Nhưng
sản xuất mà ảnh hưởng đến môi trường không phải là xu thế của thời đại ngày
nay. Trong sản xuất nữ trang, công đoạn đánh bóng là công đoạn ảnh hưởng đến
môi trường và điều này trong giới kim hoàn ai ai cũng biết rõ. Các phương pháp
đánh bóng thì “Muôn hình vạn trạng” và tác hại của chúng đối với môi trường còn
tùy vào từng cấp độ mà chúng xả thải độc hại ra môi trường xung quanh.
Dẫn chứng là phương
pháp đánh bóng nữ trang “Bombing”, trong nghề gọi là “Bùm”. Phương pháp này sử
dụng xyanua nguyên chất (KCN, NaCN) là chính, trong nghề gọi là “bánh bò”. Trước
khi đánh bóng, phải tiến hành hòa tan xyanua với nước nóng, cho thêm phụ gia để
tạo nhiệt và tạo hiện tượng sôi bùng lên mãnh liệt khi nhúng nữ trang vào. Nhờ
đó, một lớp da kim loại bên ngoài nữ trang bị ăn mòn đi, tạo sự sáng bóng cho lớp
bên trong.
Như chúng ta biết
xyanua là chất cực độc, trong quá trình đánh bóng “Bùm”, khí xyanua bốc lên,
con người hít phải sẽ cảm thấy mệt mỏi, choáng váng đầu óc, đau mỏi vai gáy. Một
lúc sau, các triệu chứng trên khỏi hẳn nhưng con người đã bị nhiễm độc rồi. Nếu
tiếp xúc với chúng thường xuyên và lâu dài thì sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp dẫn
đến ung thư phổi, nhiễm vào máu và vô sinh… Không chỉ gây tác hại trực tiếp đến
sức khỏe con người, chúng còn gây nguy hại cho môi trường sống nếu xả thải
chúng vô tội vạ. Chúng sẽ ngấm xuống đất, thâm nhập vào các mạch nước ngầm làm
cho nguồn nước ngầm bị nhiễm độc (gọi là nhiễm thạch tín). Còn nếu xả thải xuống
cống mà không qua xử lý trước thì sẽ lan truyền khắp nơi dẩn đến ô nhiễm sông
ngòi, gây cá chết hàng loạt.
Chắc chắn trong tương
lai, pháp luật về môi trường sẽ có những qui định ràng buộc hơn, chặt chẻ hơn
và hợp lý hơn nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường được tốt hơn. Những hoạt động
nào ảnh hưởng đến môi trường sẽ nằm trong tấm ngắm của giới chức hữu quan. Vì vậy,
ngay từ bây giờ, hãy thay đổi suy nghĩ: Đừng chạy theo lợi nhuận trước mắt mà hủy
hoại môi trường lâu dài. Hãy vì điều đó mà sử dụng máy đánh bóng
cơ-điện hóa MURUA, bảo đảm thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho con
người.
Ngoài ra, máy đánh bóng
cơ-điện hóa MURUA còn có một ưu điểm nổi trội, rất cần thiết đối với nghề kim
hoàn. Đó là việc thu hồi vàng phế phẩm trong quá trình đánh bóng. Như chúng ta
đều biết, vàng bạc là kim loại quý, đắt tiền, nếu để thất thoát càng nhiều thì
thiệt hại về kinh tế càng lớn. Do đó, trong nghề kim hoàn, việc thu hồi vàng bạc
từ “heo” được đến đâu hay đến đó. Nói chính xác là cố gắng thu hồi càng nhiều
càng tốt, càng có lợi bấy nhiêu, không chỉ về giá thành sản phẩm mà còn nâng
cao được tính cạnh tranh trên thương trường.
Rất tiếc, các cách thu
hồi vàng bạc hiện tại thì lắm phức tạp, nhiêu khê và tốn kém vì phải dùng lò đốt
hay các phương pháp phân ly, chiết tách nhưng tỷ lệ vàng thu hồi được không như
ý. Đối với máy MURUA, đáp án cho bài toán hóc búa về việc
thu hồi vàng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, tỷ lệ thu hồi vàng lên đến hơn
90%.
Máy MURUA hoạt động theo một chu trình khép kín. Hiện
tượng bóc tách lớp da kim loại bên ngoài nữ trang diễn ra hoàn toàn trong dung
môi hóa chất. Dưới tác động của quá trình điện phân, lớp vàng bị bóc tách, dù
có nhỏ đến đâu cũng sẽ được thu hồi trên điện cực âm của máy. Do đó, hạn chế rất
nhiều việc thất thoát vàng ra môi trường xung quanh. Chỉ cần cạo lấy lớp vàng
bám trên điện cực âm của máy một cách dễ dàng là có thể thu hồi vàng ở dạng sạch.
“Nói có sách, mach có chứng”, dưới đây là hình ảnh
mô tả cách thu hồi vàng ở máy đánh bóng cơ-điện hóa MURUA:
1.
Trước hết lấy điện cực âm ra khỏi máy
2.
Làm vệ sinh điện cực âm bằng nước cất và
chờ cho nó khô
3.
Tiến hành cạo lấy lớp vàng bám trên điện
cực âm một cách dễ dàng
Sản
xuất thân thiện với môi trường, vàng hao hụt thu hồi lại gần hết thì ĐÍCH THỰC
LÀ MÁY ĐÁNH BÓNG CƠ-ĐIỆN HÓA MURUA rồi!