Để chế tác đồ trang sức, phải dựa trên cơ sở của nguyên
lý luyện kim: Nấu chảy kim loại là một quá trình được thực hiện nhiều lần trong ngày tại xưởng theo một hình thức đặc biệt nhờ vào việc sử dụng các công cụ và
thiết bị có liên quan đến tất cả các công đoạn làm việc sau đó.
Trong chương này, chúng ta sẽ phân tích các nguyên lý của quá trình nóng chảy, nguồn nhiệt, khuyết tật, tính
chất của các kim loại và hợp kim.
I. ĐỊNH NGHĨA:
Nấu chảy là quá trình làm cho các thành phần khác nhau của một hợp
kim quý nóng chảy và hợp nhất với nhau theo quy luật hóa học.
Hình 1
II. NGUYÊN TẮC:
Được biết, sự liên kết giữa các nguyên tử là rất bền
ở nhiệt độ môi trường xung quanh. Khi nhiệt độ tăng, các nguyên tử bắt đầu di chuyển cho đến
khi chúng vượt qua lực liên kết giữa chúng với nhau (Sự di chuyển này tăng lên gấp đôi, khi gia tăng nhiệt độ đến ngưỡng 15° K tương ứng với 258° C). Ngoài ra, quá trình phát triển hạt cũng diễn ra.
Khi nhiệt độ nóng chảy tăng lên, bắt đầu diễn ra
việc làm tan rã mạng tinh
thể từ ranh giới hạt cho đến hạt nhân (xem hình 1): Trước khi trở thành chất lỏng hoàn toàn, vật chất kể
cả kim loại nguyên chất hay hợp kim, vẫn giữ nguyên ở dạng nửa rắn hay mềm
hơn khi nhiệt độ ngày càng
tăng,
phân định rõ
được hai điểm nóng chảy đầu và cuối.
Với lập luận này, chúng ta có thể thấy những đường cong làm nguội T-t (hình 2), trong đó a) đường cong đại diện cho tính
chất của một kim loại tinh khiết,
b) là
đường cong của một hợp kim, c) là đường cong một hợp kim cùng tinh, d) là đường cong của một hợp kim không cùng tinh.
Hình 2
III. SỰ HÓA RẮN (SỰ ĐÔNG ĐẶC):
Tương tự như vậy, trong quá trình ngược lại, đó là sự
hóa rắn, ban đầu các kim
loại bắt đầu thay đổi chỉ trong một vài điểm, bình thường tập trung xung quanh tất cả các hạt tạp chất lơ
lửng trong chất lỏng hay gần thành khuôn. Trong tự nhiên, hiện tượng này xảy ra bất cứ lúc nào khi bên trong vẫn còn nước làm lạnh khuôn. Sự tập trung của các hạt rắn xung quanh những hạt nhân và các hạt liên tục lan truyền giống như một tinh thể ở dạng lưới hình học.
IV. CÁC TẠP CHẤT:
Điều quan trọng là các nguyên tố kết hợp với nhau cùng nóng chảy càng tinh khiết càng tốt cũng
như các tạp chất tập trung vào ranh giới hạt tạo ra điểm
nóng chảy thấp. Điều
đó có nghĩa là, trong quá trình
nóng chảy, các tạp chất như vậy có thể gây ra tính dòn trong các
công đoạn xử lý nhiệt (ủ và hàn) và
công
đoạn làm lạnh. Ví
dụ, ngay cả một lượng nhỏ chì
(0,05%) hay an-ti-mon cũng gây thiệt hại lớn trong công việc. Ngoài ra,
còn có các tạp chất chứa trong phế phẩm được tạo ra qua quá trình
chế tác được tái sử dụng lại
cũng cần phải lưu tâm trong tính toán pha chế: Nên sử dụng theo tỷ lệ 50% cùng với các nguyên liệu thô và cần được làm sạch
bằng cách xử lý với axit.
V. DẠNG NHÁNH CÂY:
Trở lại với sự hóa rắn, chúng ta có thể tưởng tượng các hạt bị
hóa rắn đầu tiên như một
khối lập phương nhỏ lơ lửng trong
vật đúc: Nó lan rộng về phía góc của khối lập phương
với các nhánh nhọn mô phỏng sáu mặt của khối lập phương đó. Theo các hướng thứ hai và thứ ba khác, các nhánh của
các điểm khác cũng đồng thời phát triển để tạo thành một loại hình dạng
giống như cây được gọi là dạng nhánh cây. Trong hình 3, chúng ta có thể quan sát một minh họa về hình dạng nhánh cây phát triển theo ba hướng đặc biệt.
Hình 3
VI. SỰ PHÁT TRIỂN HẠT:
Bây giờ, chúng ta có thể tưởng tượng được rằng quá trình hóa
rắn liên quan đến sự phát triển của
hạt nhân bằng cách bổ sung các nguyên tử kèm theo việc sắp xếp các mạng và có mức phát
triển nhất định theo các hướng khác nhau. Mỗi tinh thể duy
trì hình dạng thông thường đặc
trưng cho quá trình phát triển theo hình dạng riêng của từng loại tinh thể, cho đến khi sự phát triển của nó bị
kìm hãm bởi các tinh thể liền
kề.
Khi các nhánh cây được bắt nguồn từ những hạt nhân thì việc phát triển đạt được ở mỗi nhánh mỗi khác, như hình dạng đường giao nhau không theo qui luật
nào hết, được gọi là
"ranh
giới hạt" (xem hình 4).
Hình 4
Khu vực xung quanh ranh giới hạt được đặc trưng bởi cấu trúc rối
loạn hơn
và có năng lượng mạnh hơn.
Hiện vẫn còn một số kim loại lỏng xung quanh các cành
của các nhánh cây. Tuy nhiên, khi
nhiệt độ dần dần giảm xuống, số kim loại lỏng này chịu tác động của sự giảm nhiệt độ nhiều hơn và trở nên hóa rắn hơn, cho đến khi tất cả các khoảng trống được hóa rắn hoàn toàn.
VII.
TỐC
ĐỘ LÀM NGUỘI:
Hiện nay, người
ta đã xử
lý được thay đổi nhiệt độ một cách độc lập trong
khoảng thời gian
diễn ra sự
thay đổi đó.
Tham số thời gian là quan trọng bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến sự
hình thành hạt tinh thể. Vì vậy, nó thích hợp để đưa ra ý tưởng về tốc độ làm nguội. Suy cho cùng, mỗi hạt nhân chuyển thành hạt, kích thước cuối cùng của hạt này sẽ phụ thuộc vào số lượng
các hạt
nhân.
Bằng cách làm nguội chậm, vài hạt nhân được tạo ra, trong số đó có thể phát triển mà không gặp trở ngại nào khi kích thước hạt tăng tương đối lớn (xem hình
5).
Thay vào đó, bằng cách làm nguội nhanh, nhiều hạt nhân hơn được tạo ra nhưng chúng không phát triển tất cả cùng một
lúc. Nếu
nhiệt độ giảm nhanh thì một số hạt nhân sẽ hình thành, trước khi các hạt nhân trước đó có thể trở nên lớn hơn.
Như vậy, hạt nhân phát triển bị chèn ép bởi những hạt nhân
lân cận, kết quả là nó không thể phát
triển tiếp và khiến cho kích
thước của nó
tương đối nhỏ. Nói chung, kích thước hạt nhỏ hơn, các tính chất cơ học của nó tốt hơn: Đó là độ bền, độ dẻo và độ cứng. Do đó, thuận tiện để nấu chảy kim loại thúc đẩy sự hình thành các hạt nhỏ. Trong
thực tế, các tạp chất không hòa tan như oxit, có xu hướng còn tồn đọng trong chất lỏng còn lại vẫn được hóa
rắn và tạo thành một lớp liên
tục dễ vỡ của vật chất trên các cành của
nhánh cây và trên ranh giới hạt.
Nếu nhiều lớp khác tạo thành như một trong những mô tả
trước đây, kim loại nóng chảy trở nên giòn và cứng có
thể gia công trên máy.