1. ĐỊNH NGHĨA:
Nồi nấu là nơi chứa kim loại, trong đó sẽ
diễn ra
quá trình nấu chảy
kim loại. Do
nấu chảy kim loại phải
cần nhiệt độ cao và duy trì nhiệt độ đó trong
khoảng thời gian lâu nhất có thể
được, nên
nồi nấu phải chịu nhiệt.
2.
TÍNH
CHỊU NHIỆT:
Một nồi nấu
có tính chịu
nhiệt phải
được làm bằng vật liệu có
nhiệt độ nóng chảy trên 2000
độ C, một
số các vật
liệu
này được
giới thiệu trong bảng dưới đây:
Vật liệu
|
Nhiệt độ nóng chảy
|
Vật liệu
|
Nhiệt độ nóng chảy
|
Cac-bon
|
3.550 độ C
|
Mô-líp-đen
|
2.620 độ C
|
Tung-sten
|
3.370 độ C
|
I-ri-di
|
2.454 độ C
|
Tan-ta-li
|
2.995 độ C
|
Ru-thơ-ni
|
2.450 độ C
|
Os-mi
|
2.700 độ C
|
Bo-ron
|
2.300 độ C
|
Tuy nhiên, một số hợp chất của các vật liệu này thậm chí còn
chịu nhiệt cao hơn, chẳng hạn như cac-bua si-lic, bo-rit, si-li-cat zir-co-ni, ni-trit và một số o-xit.
Các vật liệu chịu nhiệt ở nhiệt độ cao nhất bao gồm 11% zir-co-ni cac-bua và 89% tan-ta-li cac-bua, có nhiệt độ nóng chảy là 3.942 độ C. Nó là một loại vật liệu có
khả năng ngăn cac-bon nóng chảy.
Thợ kim hoàn thường sử dụng vật
liệu chịu nhiệt làm bằng than chì (dạng thù hình của
cac-bon), cac-bua si-lic trộn với đất sét
hay ma-nhê-sit nung và đất sét nung (có
giá thành đắt
hơn).
3. THAN CHÌ (GRAPHITE)
Nồi nấu kim loại bằng than chì (graphite) có chất lượng hàng đầu được làm bằng than
chì (graphite) dạng phiến đến từ đảo Tích Lan,
giàu quặng sắt các-bon-nát (si-đê-rit). Chúng phải được xử lý cẩn thận và giữ ở một nơi khô ráo: Trước khi sử dụng lần đầu, chúng phải được đun nóng và làm lạnh từ từ, nếu không chúng có thể bị nứt.
Hơn nữa, trong quá trình làm nóng
sơ bộ, thành nồi nấu phải được xử
lý bằng
hàn the (bo-rax) để hình thành một lớp thủy
tinh dày
có khả
năng bảo vệ thành nồi nấu
trước nguy cơ bị o-xy hóa từ các hợp kim nóng chảy và ngăn
chặn việc tạo ra tạp chất do các hạt than chì tách
ra
từ thành
nồi nấu.
Nồi nấu kim loại rất đắt tiền, nhưng mặt khác, nếu biết sử dụng chúng một cách cẩn
thận thì
có thể
kéo dài
tuổi thọ của chúng.
Những nồi nấu kim loại này rất thích hợp cho bạc và hợp kim vàng, vì chúng có thể được sử
dụng nhiều lần và trong suốt quá
trình nấu chảy, chúng có thể ngăn ngừa tình trạng thất thoát kim loại nóng chảy
do bốc hơi. Trên
thực tế, trong
quá trình nóng chảy, cac-bon chứa trong than
chì của nồi nấu kim loại phản ứng với o-xy trong không khí và
tạo thành một lớp o-xit cac-bon nổi trên bề
mặt hợp kim nóng chảy
chứa bên trong nồi nấu. Lớp o-xit cac-bon (CO) này
ngăn chặn sự hình thành các o-xit khác trên
bề mặt và có xu hướng thay
đổi o-xit cơ bản thành kim loại gốc.
Từ
nhận xét trên, chúng ta hãy xem ví dụ về quá trình o-xy hóa đồng:
Cu2O
+ CO = Cu + CO2
Đây là lý do tại sao các thợ
kim hoàn lâu năm thường dùng cái
mẹo là đặt một mảnh nhỏ cac-bon cho nổi trên bề mặt hợp
kim nóng
chảy trong nồi nấu, do đó ngăn ngừa quá
trình o-xy hóa.
4.
ĐẤT
SÉT:
Nồi nấu kim loại bằng đất sét chịu lửa thực sự được làm bằng đất sét
nhưng phải loại bỏ chất nhờn, sắt và đá vôi, sau đó trộn với cát thạch
anh và bột gạch.
Khác
với nồi nấu kim loại
bằng
than chì, loại nồi nấu
kim loại này tránh nung quá lâu. Nồi nấu kim loại bằng đất sét thì
rẻ tiền hơn
so với nồi nấu kim loại bằng
than chì, nhưng tuổi
thọ thì không cao như nồi
nấu kim loại bằng than chì. Nếu chúng được xử lý nhiệt như nhau và được bao phủ một lớp hàn
the (bo-rax)
thì những nồi nấu kim loại bằng đất
sét này ít hư hỏng hơn so
với những nồi nấu kim loại bằng
than chì.
Nồi nấu kim loại bằng đất sét chịu nhiệt phù hợp với nấu chảy ni-ken – kim loại cơ bản có
trong vàng trắng. Không thể sử dụng nồi nấu kim loại bằng
than chì để nấu chảy ni-ken vì ni-ken có thể phản ứng với
cac-bon có trong nồi nấu kim loại bằng
than chì.
5. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT:
Nồi nấu kim loại phải có các
điều kiện cần thiết sau đây:
-
Vật liệu làm nồi nấu kim loại
không được
phản ứng với các hợp kim đúc
-
Vật liệu chịu lửa làm nồi nấu kim loại phải chịu
được sự hủy hoại mạnh do tác động của nhiệt độ và có
sự giãn nở cao về thể tích do thường xuyên phải chịu sự biến đổi nhiệt độ.
6.
HÌNH
DẠNG NỒI NẤU:
Hình
dạng nồi
nấu có
thể có đáy sâu giống như cốc nước hay có đáy nông và
phần miệng nồi nấu phía trên được mở rộng để dễ thao tác.
Dạng
nồi nấu có đáy nông và miệng rộng không được sử dụng trong
các lò nấu vàng, chỉ có thợ kim hoàn tay nghề cao dùng chúng để nấu chảy vài gam hợp kim
bằng đèn khò.
Chúng có dạng
hình vuông mỗi
cạnh khoảng 8
- 10 cm và bề dày khoảng 2 cm. Chúng được làm bằng đất sét trắng
chịu
lửa và ở
chính giữa phía trên có miệng rộng để dễ lấy xỉ
ra ngoài, bên
trong dùng để chứa một lượng nhỏ các hợp
kim được hóa lỏng. Trong hình trên là một
dạng nồi nấu có phần miệng mở rộng phù hợp cho
công đoạn đúc (đúc chính xác) được giới
thiệu.
Nồi nấu kim loại có dạng như cái cốc, còn gọi là cốc nấu thường được sử dụng phổ biến và
chỉ khác nhau ở một số chi tiết nhỏ tùy
thuộc
vào cấu tạo của từng loại lò mà
chúng được
đặt vào đó.
Trong hình trên, chúng ta có thể thấy nồi nấu được bố
trí một miệng rót để tạo điều kiện rót hợp kim nấu chảy khi đúc và nó
có dạng thuôn hình nón để dễ dàng gắp cốc nấu ra khỏi lò nấu bằng dụng
cụ kẹp
gắp.
Trong hình trên thứ nhất là một nồi
nấu miệng
kín cho đúc ly tâm được giới
thiệu (có lỗ ở
phần trên để dẫn hướng dòng chảy chất lỏng
khi rót) và
trong hình trên thứ hai là nồi nấu hình trụ cho đúc tĩnh.
Nồi nấu dạng cốc nấu có ưu điểm là giữ được nhiệt độ của khối chất lỏng
nấu chảy đồng đều,
vì nó có ít bề mặt tiếp xúc với không khí.
7.
DUNG
TÍCH NỒI NẤU:
Hiện
nay, các nhà
máy sản xuất nồi nấu kim loại cung cấp ra
thị trường một loạt các nồi nấu
kim loại nóng chảy với dung lượng từ 125 g cho đến các loại lớn nhất là
100 kg hay cung cấp theo yêu cầu
đặt hàng.
8. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NỒI NẤU
ĐÚNG CÁCH:
-
Nhà sản xuất nồi nấu kim loại cung
cấp hướng dẫn sử dụng để bảo đảm cho nồi nấu không bị hư hỏng. Chúng phải được giữ ở một nơi khô ráo
(ở gần lò
nấu). Chúng phải được nung nóng từ từ và chầm
chậm trước
khi sử dụng nếu không chúng có thể bị
nứt.
-
Khi sử dụng nồi nấu mới, chúng phải được bao bọc
bằng
một lớp hàn the
bên trong lòng
để bảo vệ nồi nấu . Sau khi sử dụng, chúng phải được làm lạnh thật chậm. Ngăn ngừa chúng tiếp xúc với nước và phải loại bỏ
bất kỳ cặn
bám bên
trong chúng sau khi nấu chảy.
-
Đối với thành bên trong của nồi nấu
kim loại, cần
thiết phải được giữ gìn cẩn thận. Vì vậy, các hợp kim khi được đưa vào nấu
chảy không nên
có kích thước quá lớn
nếu không
trong quá trình nung nóng, chúng sẽ chèn ép lên thành nồi nấu
và ngăn cản sự giãn nở nhiệt của thành nồi
nấu gây ra hiện
tượng nứt thành nồi nấu.
Nồi nấu kim loại bằng than chì bị
ăn mòn bởi kiềm
nóng chảy như sô-đa,
bởi cac-bô-nat và trên tất cả là
chất o-xy hóa như ni-trat.
Nếu tất cả các
chất ăn mòn trên không hiện diện trong quá
trình nấu chảy thì nồi nấu kim loại chắc chắn sẽ kéo
dài tuổi thọ. Trên thực tế, nhà sản xuất nồi nấu kim loại cho biết các chất ăn mòn thường ở dạng hỗn hợp hay một số khác được hình thành theo
các loại tạp
chất trong
quá trình nóng chảy.
Trong trường hợp bạch kim (pla-tin) nóng chảy, chúng dễ dàng phản ứng hóa học với
hy-dro và si-lic trong hỗn hợp vật liệu chịu lửa của nồi
nấu, cho nên hiện tượng này phải được loại bỏ.
9.
CÁCH
BẢO QUẢN NỒI NẤU:
Do nồi nấu kim loại đắt tiền, cho nên đừng vì tiết kiệm mà chỉ sử dụng
duy nhất một nồi nấu để nấu chảy tất cả các loại hợp kim hay kim loại. Như thế,
nồi nấu kim loại thường nhanh hư hỏng, không đảm bảo được tuổi thọ. Tốt
hơn nên sử dụng nhiều loại nồi nấu để xử lý nhiều loại hợp kim hay kim loại vì những lý do
sau: Mỗi
nồi nấu nên
được sử dụng riêng
biệt, phân chia theo từng màu sắc hợp kim pha chế, theo từng độ tinh
khiết của hợp kim pha
chế và theo từng hợp kim phụ
trợ hay từng hợp kim chính.
10. CÁCH KHẤY TRỘN HỢP
KIM NÓNG CHẢY:
Một dụng cụ đặc biệt không
thể thiếu đối
với nồi nấu kim loại là
que dùng để khuấy
trộn hợp kim nóng chảy. Nó phải được làm bằng vật liệu chịu lửa (thường là than chì). Nhà sản xuất khuyến cáo nên dùng que khuấy
bằng than chì thay vì dùng que khuấy bằng vật liệu nhựa như ba-ke-lit
(Bakelite), ngay
cả khi chúng chịu lửa. Cũng như khuyến cáo không được dùng que
khuấy bằng sắt để khuấy trộn hợp kim nóng chảy vì khi tiếp xúc với hợp kim nóng chảy được nấu
trong nồi
nấu bằng điện có thể điện sẽ truyền từ trong
hợp kim nóng chảy lên que khuấy gây giựt điện cho người khuấy. Khi dùng que khuấy
không đúng có thể hình
thành tạp chất không mong muốn trong
hợp kim nóng chảy và
tạo nên tính dòn của hợp kim gây ảnh hưởng xấu cho các quá trình gia công hợp kim kế tiếp.
Trong lò nấu
chảy truyền
thống, nhiệm vụ của que khuấy là tạo điều kiện thuận
lợi cho việc đồng nhất hợp kim và để loại bỏ các
loại xỉ được tạo ra bởi các chất khử o-xy.
Trong lò
nấu chảy cảm ứng, có thể que khuấy không được sử dụng bởi
vì nhờ
vào dòng điện cảm ứng tạo ra từ trường và
chính chúng tự khuấy trộn hợp kim nóng chảy chứa trong nồi nấu.
Nhưng nhờ
sử dụng que khuấy, cho phép người
thợ lò có
thể xác định được toàn bộ hợp kim đã được nấu chảy
hoàn toàn hay chưa.
11. KẸP GẮP NỒI NẤU:
Các công cụ khác cần thiết cho
các thao tác đúc là kẹp gắp
dung tay hình bán nguyệt,
cho phép những người thợ lò lấy nồi nấu kim loại ra khỏi
lò nấu sau
khi hợp
kim đã nóng chảy hoàn
toàn và tiến hành rót hợp kim lỏng vào ống
thạch cao. Bằng những cái kẹp
gắp
như thế, những người thợ lò có thể xử lý một cách an toàn các nồi nấu khi kẹp chặt nó ở giữa
kẹp gắp.
Thay vì dùng kẹp gắp
bằng tay hình bán nguyệt, những người thợ lò có thể sử dụng kìm mũi vuông,
trong trường hợp này, nồi
nấu phải
được kẹp chặt ở phần trên
miệng nồi nấu .
12. GĂNG TAY CHỊU
NHIỆT:
Một vài ý
kiến về
trang bị bảo hộ này. Nên dùng loại găng
tay đốt
không cháy (bằng a-mi-ăng) hay găng tay bằng da dày hay các loại
găng tay khác đã được thay thế bằng
vật liệu chịu nhiệt khác, đó là các biện pháp
phòng ngừa an toàn
khi có việc cần dùng đến chúng.