1. ĐỊNH NGHĨA:
Khoảng
vài năm trở lại đây, ngành kim
hoàn đã
được bổ sung thêm một công nghệ mới cho phép có
được bán thành phẩm ở
dạng thanh đúc
trực tiếp từ hợp kim
lỏng mà không cần
phải trải
qua các
giai đoạn đúc khuôn và cán thô
như trước đây.
Một số nhà sản xuất đã chế
tạo
các lò đúc liên tục cho hợp kim bạc và hợp kim vàng với dung
tích khoảng
50 kg
cho mỗi lần nấu. Do đó, kỹ thuật đúc
liên tục này bây giờ thường được áp
dụng trong
các xưởng kim hoàn vừa và nhỏ.
2. NGUYÊN TẮC VẬN
HÀNH:
Quá trình này, được gọi là "đúc
liên tục", bao gồm nấu
chảy hợp
kim trong
nồi nấu than chì bằng lò điện cảm ứng
trung tần.
Sự đồng nhất của hợp kim được thúc đẩy bởi các dòng điện
cảm ứng, nhờ đó mà không cần thiết khuấy trộn hợp kim nóng chảy (Mặc dù, việc sử dụng một
que nhỏ bằng
than chì trong
việc khuấy trộn cũng giúp cho những người đứng lò phân biệt được
sự cô đặc nào của hợp kim là
chưa đồng nhất hoàn toàn).
Dưới đáy của nồi nấu, đặt khuôn
phân luồng hợp kim lỏng, có
bố trí một
van kiểm soát dòng chảy của hợp
kim lỏng.
Chúng được làm mát liên tục bằng nước và thanh đúc được kéo ra ngoài bởi các
con lăn kéo bằng
thép.
Hình dạng lỗ rót xác định hình dáng thanh
đúc, có
thể là hình chữ nhật, hình
tròn hoặc dạng ống.
Ghi
chú:
1- Kim loại nóng chảy, 2- Nồi nấu, 3- Lò nung cảm ứng, 4- Khuôn, 5- Nước làm
mát, 6- Phôi thanh kim loại, 7- Con lăn kéo
3. BỘ VI XỬ LÝ:
Bộ vi xử lý có nhiệm vụ khởi động và điều khiển các
chức năng khác nhau của lò đúc liên tục, ngăn ngừa sự
quá nhiệt và sự hình thành trạng thái rỗ xốp trong vật liệu.
Hơn nữa, bộ vi xử lý cho phép các
thợ kim hoàn biết được một số các thông số và các hợp kim
đang xử lý:
Có nghĩa là, sau khi chọn một hợp kim và nhập đầy đủ các thông số liên
quan đến nhiệt độ của chất lỏng,
tốc độ
chuyển đổi từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc, tốc độ kéo, chế độ làm mát
khuôn, thợ
kim hoàn có
thể lặp lại quá trình nấu chảy nhiều lần mà
vẫn đạt được kết quả tương tự.
Bộ
vi xử lý cũng
cho phép hiển thị các giai đoạn làm việc khác nhau của lò:
Dữ liệu ngay lập tức được nhìn thấy trên màn hình.
4.
ƯU
ĐIỂM:
Để
có cái nhìn rõ hơn về ưu điểm của lò đúc liên tục, chúng ta có thể làm một phép so sánh về tình trạng khiếm khuyết của bề mặt phôi
tấm được đúc ra từ phương pháp nấu chảy trong lò tĩnh.
Hợp
kim lỏng được rót từ trên nồi nấu xuống khuôn đổ thảo. Hợp kim lỏng được đổ rê theo chiều ngang so với dòng
chảy hợp kim lỏng theo chiều dọc: Thao
tác đúc,
rót vào khuôn
đổ thảo như vậy sẽ làm tạp chất và xỉ nổi trên bề mặt phôi đúc. Thậm chí, nếu có a-xit bo-ric
(hàn the) giúp ngăn chặn quá trình
oxy hóa các hợp kim nóng chảy
thì chính nó cũng
có thể gây
ra tác hại khi hình thành những
khiếm khuyết trên bề mặt
phôi đúc do khối lượng riêng của
nó thấp.
Việc sử dụng lò đúc liên tục chắc
chắn cho phép các thợ kim hoàn đạt
được những kết quả đúc
tốt hơn.
Ưu điểm
khác của
kỹ thuật đúc liên tục so với
các hệ thống đúc
truyền thống như sau:
-
Hợp kim không có
mặt tạp chất dưới dạng các o-xit và các tạp chất phát
sinh từ các nguyên liệu dùng làm nồi nấu trong
quá trình nấu chảy. Điều này là do hợp kim lỏng thực sự chảy ra khỏi đáy nồi nấu, trong khi các tạp chất, nhẹ hơn, nổi lên
trên bề mặt của hợp
kim nóng chảy.
-
Phôi thanh tròn có thể được tạo
ra với đường kính khác
nhau từ 6 đến10 mm mà không có
bất kỳ giới hạn nào về chiều dài,
ngoại trừ không có sẳn mặt bằng để chứa
phôi.
Điều
này giúp người thợ kim hoàn tránh được
việc đầu tư mua máy cán
nặng cần thiết để
cán phôi có đường kính khoảng 20mm.
-
Với lò đúc liên tục có
thể thay thế công đoạn kéo phôi, đòi
hỏi nhiều phương pháp xử
lý nhiệt
cho phôi kéo mất
nhiều thời gian không cần thiết (như ủ mềm)
-
Kiểm soát tốt hơn và đồng nhất về độ tinh khiết (độ
tuổi) của hợp kim
-
Vật liệu phế thải ít
-
Đặc tính cơ học vật lý có
cấu trúc tinh thể dày đặc và ổn định
Trong quá trình nóng chảy, khí
ar-gon và khí
ni-tơ được đưa vào nồi
nấu kim loại, các loại khí này có
khả năng tạo ra một môi
trường khử ô-xít và làm cho nồi nấu bền hơn, ngoài ra chúng cũng ngăn cản các mảnh vỡ
than chì (graphite) từ thành
nồi nầu pha
lẫn vào các hợp kim.
Một mặt tích cực khác ảnh hưởng đến chất lượng của phôi
đúc liên tục
là khả
năng lựa chọn nhiệt độ nóng
chảy
của hợp
kim bằng cách
thay đổi công
suất của lò.
Trên
thực tế, nếu
người đứng lò muốn nấu chảy hợp kim từ
ba hoặc bốn thành
phần pha chế để tạo nên
độ tinh khiết (độ tuổi) và màu sắc khác nhau
cho hợp kim thì người đó sẽ có khả năng điều chỉnh và lựa
chọn công suất
phù hợp với đặc điểm của
hợp kim.
Ví
dụ, nếu
tổng khối lượng của hợp kim cho vào nồi nấu là 5 kg và công suất của lò là 10 kW
thì người đứng lò sẽ lựa chọn giảm công
suất lò (đạt 50% - 70% công suất lò thiết kế), để các kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp có thể từ từ
tiến đến điểm nóng chảy tạo thành một hỗn hợp với các
thành phần khác của hợp kim.
Ngay
khi đạt được điểm nóng chảy của hợp kim và
giữ trong vài phút
(khoảng 4 - 5 phút), bộ vi xử lý sẽ xác nhận thông tin này
theo như cài đặt ban đầu, đồng thời cho mở khuôn phân luồng và tiến hành kéo phôi đúc liên tục.
Nhiệt độ không đổi của khuôn
phân luồng cũng quan trọng.
Trên
thực tế, chất lượng của phôi
đúc liên tục ảnh hưởng bởi hai yếu tố là nhiệt độ ổn định của khuôn
phân luồng và tốc độ kéo
phôi đúc liên tục.
Để giữ cho nhiệt độ không
thay đổi, khuôn phân luồng được phun một chất lỏng làm lạnh bởi một van điều tiết kết nối với bộ vi xử lý.
5. THÔNG SỐ KỸ THUẬT:
Trong hình
trên là một hệ thống lò đúc liên tục hiện đại được giới
thiệu. Trong phần chính của lò, chúng ta có thể nhìn thấy một
tủ điện
điện tử có
khả năng vận hành cùng lúc hai lò khác nhau
ở hai bên tử điện, một lò cho ra phôi tấm và lò khác cho
ra phôi dây.
Ưu điểm vượt trội của hệ thống kép này là rõ ràng: Các phôi tấm có kích thước khác
nhau có thể được sản xuất đồng thời hay các phôi tấm được sản xuất từ bên này và các phôi dây được
sản xuất từ bên kia
hay các phôi tấm vàng
18
Kt bên này và các phôi tấm
vàng 14 Kt bên
kia…
Đối với nồi nấu kim loại có kích thước nhỏ (công suất khoảng nửa lít tương
đương với một thanh vàng từ 5
- 6 kg), có thể lựa chọn các lò có công suất khác nhau, từ 8
- 10kW lên đến 25 - 30kW.
Chúng tiêu thụ khoảng 8
- 10 lít nước mỗi phút để
làm mát các khuôn bằng than chì (graphite).
Đối
với khuôn cho
dây, chỉ cần làm mát phần chiều dài khuôn
từ 6 đến 20 mm.
Đối với khuôn cho tấm, chỉ
cần làm mát phần khuôn có bản rộng là 5 mm và chiều dài khuôn từ 5 đến 100 mm.
Cũng có hệ thống kép, hoạt động đồng thời với hai lò đúc ghép
với nhau được điều khiển chỉ bởi một bộ vi xử lý.
6.
KHUYẾN
CÁO KHI SỬ DỤNG LÒ ĐÚC LIÊN TỤC
Để tạo điều kiện thuận lợi
cho lò đúc liên tục hoạt động tốt nhất, nên thực hiện theo một số khuyến
cáo sau đây:
-
Đối với hợp kim vàng có
hàm lượng vàng thấp, người đứng lò nên cẩn thận hơn trong
việc chuẩn bị và pha
chế hợp
kim gốc: Trên thực tế, bất cứ kim loại hiện
diện có nhiệt độ nóng
chảy thấp
trong thành phần hợp kim có xu hướng bay hơi và làm thay đổi các đặc tính của sản phẩm luyện kim.
-
Để chuẩn bị hợp kim gốc,
trước hết phải cán và chia
nó thành từng miếng nhỏ hay thành dạng hạt.
Chúng sẽ được lần
lượt nấu lại cùng với vàng, thao
tác này
thúc đẩy sự đồng nhất của các thành phần khác
nhau và không thay đổi độ
tinh khiết (độ tuổi) của hợp kim vàng.
-
Thậm chí độ tinh
khiết (độ tuổi) của các
kim loại quý có thể là quan trọng, vì khi
độ tinh khiết của nó thấp hơn (ví
dụ như 99,5%) thì nó dễ dàng chứa các tạp chất được hình thành do đặc điểm của quá trình luyện kim và sản xuất, gây thiệt hại lớn
về kinh tế vì phế liệu quá nhiều: Tạp chất không
có lợi và phổ biến nhất là i-ri-di-um
(Ir) và os-mi-um (Os)