NẤU
CHẢY VỚI LÒ ĐỐT BẰNG KHÍ
Lò đốt bằng khí gồm buồng lò có dạng hình trụ, đường
kính khoảng 300 mm, bên trong được cấu tạo bằng vật liệu chịu lửa, còn bên
ngoài được bảo vệ bằng lớp vỏ thép, có một đầu đốt để đốt hổn hợp khí và gió trộn
lẫn vào nhau theo tỷ lệ (20% khí – 80% gió), được cung cấp thông qua một cái
van điều chỉnh được lưu lượng hổn hợp khí, để canh chỉnh ngọn lửa sao cho tiếp
xúc với buồng lò theo phương tiếp tuyến. Do đó, ngọn lửa sẽ tạo thành hình xoắn
ốc bao quanh cốc nấu khi đặt vào đáy lò hình trụ, như thế việc nấu chảy đồng đều
hơn. Một quạt gió có chức năng hút gió từ môi trường và thổi nó vào lò.
Phía trên buồng lò hình trụ, ngay chính giữa có một
lổ thông, mục đích cho không khí nóng trong lò thoát ra ngoài và là nơi dùng để
quan sát quá trình nấu chảy trong lò. Dung tích nấu chảy của lò loại này có thể
đạt 50 – 80 kg.
Khi hợp kim được nấu chảy bằng sự nung nóng cốc nấu
than chì qua ngọn lửa, không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ngọn lửa, gọi là quá
trình nấu chảy gián tiếp.
ƯU
ĐIỂM
So với các phương pháp
nấu
chảy mô tả trước
đây, phương
pháp nấu chảy với lò đốt bằng khí có ưu
điểm là: Bản thân của quá trình đốt cháy cốc nấu diễn tiến từ từ do
buồng lò cấu tạo kín nên hạn chế tiếp xúc với oxy trong không
khí, các hợp kim luôn
luôn được đặt trong môi
trường không có không khí, do đó làm giảm nguy cơ của
quá trình oxy hóa.
NẤU
CHẢY BẰNG ĐIỆN TRỞ
1.
ĐỊNH
NGHĨA:
Nấu
chảy bằng điện trở là dùng lò được đốt nóng bằng điện thay vì dùng ngọn lửa để
đốt nóng theo đúng nghĩa.
Do
là điện trở nên khi có dòng điện chạy qua sẽ bị cản trở, tạo ra nhiệt cần thiết
làm nấu chảy các hợp kim. Trong vật lý, hiện tượng này gọi là hiệu ứng Jun
(Joule).
2.
HIỆU
ỨNG JOULE:
Nhiệt
lượng (Q)
sinh ra do
điện trở (R) trong thời gian (t) luôn luôn tỷ lệ thuận với điện
thế (V) ở
hai đầu dây
điện trở. Thời gian (t) và điện thế (V) tương quan theo tỷ lệ:
Q
= k V I t (Trong đó, k
là hệ số tỷ lệ)
Chưa
hết, Theo định luật Ôm (Ohm)
I
= V / R
Thay I = V / R vào công thức Q , ta sẽ có:
Q
= k V2 t / R
( Trong đó, R là
điện trở của vật liệu khi có dòng điện chảy qua nó)
3.
GIỚI
HẠN:
Điện trở thường được làm bằng
dây crom
-
niken (Cr
– Ni) hay
tốt hơn là
dây bạch
kim (Pt),
bởi vì chúng có thể đạt được nhiệt độ khoảng 1.400 độ C.
Rõ ràng, phương pháp nấu chảy này chỉ áp dụng được
với các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy dưới nhiệt độ này.
4.
ƯU
ĐIỂM:
Lò
nấu bằng điện có một vài ưu điểm sau:
-
Đốt nóng đồng nhất
-
Kiểm soát không
cho nhiệt độ thay đổi
-
Ít tạp chất hơn
trong khi nấu chảy
-
Thời gian nấu chảy
ngắn hơn
-
Nơi làm việc ít
bị ô nhiễm
Đốt
nóng bằng điện hoàn
toàn khác với đốt cháy nhiên liệu, tỏa ra khói và
khói này liên tục thải
ra môi trường xung quanh. Trên thực tế, quá trình đốt cháy các
loại nhiên liệu đòi
hỏi lượng
không khí lấy từ môi trường như
sau:
-
1 kg than đá cần khoảng 9.000 lít không
khí từ môi trường
-
1 lít khí đốt (CH4) cần khoảng
5.000 lít không khí
-
1 lít xăng hay dầu cần 12.000 lít không
khí
5.
KIỂM
SOÁT NHIỆT ĐỘ:
Để
xác định đúng thời điểm đúc, phụ thuộc vào quyết định của người thợ đứng lò. Với
kinh nghiệm khi quan sát bằng mắt hay bằng các công cụ đặc biệt như cặp nhiệt
điện để đo nhiệt độ nóng chảy của hợp kim, họ có thể nhận biết trạng thái nào của
hợp kim phù hợp cho đúc.
Lò điện là thiết
bị nấu chảy tốt nhất cho việc kiểm soát và điều
chỉnh nhiệt
độ theo ý muốn. Trên thực tế, lượng nhiệt sinh ra
có thể đạt được nhiều mức nhiệt độ khác nhau và chúng
được điều chỉnh đến cấp
độ nhỏ
nhất bằng
cách xoay núm vặn của thiết bị cảm
biến điện để thay đổi cường độ dòng điện, kiểm soát dòng chảy của các điện tử trong điện trở.
Liên quan đến đo lường nhiệt độ, sẽ là tốt hơn khi các cặp nhiệt điện có
thể hiển thị giá
trị nhiệt độ chính xác nếu được đặt bên trong các hợp kim nóng
chảy. Điều
này đồng
nghĩa với việc các cặp nhiệt điện phải được
nhúng vào trong
các hợp kim và
sẽ bị ăn mòn nhanh chóng, do đó, tuổi
thọ của các cặp nhiệt điện rất ngắn, sử dụng không được bao lâu.
Vì
vậy, các
cặp nhiệt điện thường được đặt gần các điện trở. Ở vị trí này, cặp nhiệt điện chỉ đo được
nhiệt độ của cốc nấu bằng than chì được đốt nóng bằng điện trở để nấu chảy hợp
kim chứa trong cốc nấu, rõ ràng là nhiệt độ xung quanh điện trở là không giống
như bên trong hợp
kim nóng chảy.
Để
giải quyết việc đo lường nhiệt độ không chính xác, nên xem xét và tính toán nhiệt độ nấu
chảy dựa trên yếu
tố thời gian làm
việc của các điện trở
bằng cách cộng thêm nhiệt độ nấu chảy của các hợp kim từ 150 – 2000C
so với nhiệt độ nóng chảy thực tế.
Trong ngành
kim hoàn, lò điện được sử dụng để nấu chảy một lượng nhỏ vàng
hay bạc (khoảng 2 kg). Chúng có
điện năng từ 700 - 1.000 W và có thể đạt đến nhiệt độ khoảng 1.1000C. Đặc tính nấu chảy của các loại lò loại
này kéo dài khoảng chừng 35 phút cho lần nấu đầu tiên. Những lần nấu sau, thời
gian nấu chảy từng lần sẽ giảm xuống do lò đã nóng sẳn.
6.
LÒ
CÓ ĐIỆN TRỞ LÀ HỢP CHẤT SI-LIC:
Như đã biết, điện trở bên
trong của các lò điện trở
thông thường mau hao mòn. Cho
nên, người ta dùng vật liệu mới để làm điện trở là các-bít si-líc (SiC) có độ bền cao, thường được sử dụng để nấu chảy hợp kim có nhiệt độ nóng chảy
trên 2000
độ C. Lò có điện trở là hợp
chất si-lic thì không
có tiếng ồn, sạch sẽ, bền hơn và chịu được nhiệt độ cao. Với ưu
điểm về tuổi thọ của điện trở này, lò loại này có thể chịu được điện năng cao
bằng cách sử dụng 10 điện trở, cho phép duy trì được điện năng ổn định trong
suốt quá trình hoạt động của lò.