Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

CÁC KIỂU KHÓA GIỮ CỦA BÔNG TAI



Các phương pháp kỹ thuật để cố định bông tai cho dái tai, haycài chặt nó từ bên ngoài bằng một cái lò xo ép vào dái tai, hay xỏ lỗ qua dái tai bằng một cái chốt.
Ngoài cơ chế khóa giữ ra, cũng cần cân nhắc trọng lượng, kích cỡ và vị trí của cơ chế khóa giữ này. Thực ra, bông tai luôn giữ được cân bằng của nó để tránh bị nghiêng hay bị xoay tròn có thể làm chorời ra khỏi trục. Một đặc điểm quan trọng trong việc lựa chọn kích cỡ bông tai là độ nhẹ của mặt hàng, vì trong trường hợp bông tai có khóa giữ thì nó có thể làm tổn thương dái tai nếu quá nặng.
1.       Móc gài:
Một trong những hình thức đơn giản nhất để khóa giữ cho bông tai là "móc gài": Nó bao gồm một sợi bị uốn cong như cái móc xỏ qua lỗ của dái tai và được gài vào phần thân của bông tai (xem hình 1).

Hình 1
2.       Đít bông cài (Khóa giữ con bướm):
Vẫn giả sử rằng tai cần được xỏ nên nó thường được sử dụng khóa tháo rời thể hiện trong hình 2. Khóa này được làm thành dạng cái cốt, trên đó gắn bông tai, để xỏ vào lỗ tai mà không gây tổn thương cho tai thì đầu cốt thường được làm tròn. Khi “con bướm” được cài vào thì cái cốt sẽ làm giãn hai cánh của "con bướm" khi “con bướm” định vị xong thì hai cánh sẽ co trở lại như một cái lò xo. Một biến đổi khác của bông tai loại này là cốt có ren con bướm được vặn vào.

Hình 2
3.       Đít bông vặn:
Đít bông vặn, dùng trong trường hợp không cần phải xỏ lỗ tai, được tạo thành từ sợi uốn hình chữ U. Dái tay sẽ được lồng vào bên trong chữ U. Một bên chữ U gắn bông tai, khi đeo vào phải đưa ra mặt trước dái tai, còn bên đối diện nằm mặt sau dái tai là một ống ren nhỏ một cốt ren có thể vặn ra vào. Đầu trên của cốt ren tạo thành núm vặn, còn đầu dưới cốt ren, nơi tiếp xúc với dái tai thì được làm tròn, tránh sắc nhọn không làm đau dái tai khi vặn vào.
Vì vậy, bông tai được bảo đảm
giữ chặt trên dái tai nhờ lực ép của đầu cốt ren tác động lên dái tai (xem hình 3).

Hình 3
4.       Đít bông kẹp:
Loại cơ cấu khóa giữ này không đòi hỏi phải xỏ lỗ tai. Đít bông kẹp bao gồm một má kẹp được phân thành hai phần có tác dụng như một lò xo ép bông tai vào dái tai (xem hình 4). Do đó, miếng mỏng được gắn chặt với bông tai bằng một chốt. Như rõ ràng, điều quan trọng là vật liệu phải có tính đàn hồi và chống mài mòn tốt nhất có thể được vì vậy thường sử dụng hợp kim trắng bổ sung thêm niken.

Hình 4

Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

NỮ TRANG BỊ LÃNG QUÊN: CÂY TRÂM (Phần cuối)



Tuy nhiên, ngày nay để cài một cây trâm lên quần áo hay nón, chúng ta sẽ cài nó vào lớp vải bằng một ghim cài có chân dài thậm chí cái ghim này có thể được gắn trên một bản lề. Hơn nữa, trong khi các cây trâm thời xưa có thể đã làm cho cơ cấu này nhìn thấy được, còn ngày nay nó thường được giấu đi.
Một dấu hiệu quan trọng về "sự mới lạ" của cây trâm hiện nay so với cây trâm xưa sẽ được lưu ý: Khi ghim cài và bản lề ở một bên hoàn toàn tách biệt với vòng móc đặt ở phía đối diện. Khoảng cách từ phần sợi bị cuộn như lò xo đến đầu kim nên đủ để cho cây trâm dễ dàng bị cài chặt vào lớp vải. Nếu khoảng cách là quá dài thì cây trâm sẽ có xu hướng bị kênh lên.
12.  Bản lề:
Trong hình 5, trình bày một số loại bản lề sản xuất hiện nay. Trong tất cả các loại bản lề này, ghim cài chỉ đơn giản là gắn vào bản lề và có thể xoay đến dựng đứng lên trong phạm vi tối thiểu theo phương thẳng đứng mà không có tác dụng bật trở lại giống như chốt an toàn. Đầu kim ghim được giữ cố định cho bản lề bằng một cái cốt được tán chặt ở cả hai đầu.

Hình 5
Trong hình 6 ví dụ đơn giản (với sợi hay dát) của các khóa giữ đại diện cho các cây trâm. Tuy nhiên, chúng không phải là các chi tiết khóa giữ cực kỳ an toàn. Nói cách khác, phần cuối của đầu kim ghim được giữ bởi mép cuốn đặt phía đối diện.

Hình 6
Chỉ vì những khóa giữ này không đáng tin cậy, đặc biệt quan trọng là kim ghim nên cần có độ đàn hồi cao, để giữ nguyên tại vị trí của nó một cách chắc chắn đảm bảo khóa chặt.
Có một số khóa giữ an toàn hơn ngăn ngừa nguy cơ bị tháo ra khỏi mép cuốn. Ở đây, các mép cuốn đã được thay thế bằng một khớp xoay có cánh hay một lưỡi cài.
Khóa bằng khớp xoay có cánh được tạo thành từ một chi tiết hình chữ C (xem hình 7) gồm một đoạn ống nhỏ được được mở miệng dọc theo chiều dàilòng trong đặt một khớp xoay có cánh. Khi xoay nó, dùng tay di chuyển cánh của khớp xoay theo rãnh trượt trên phần thân hình chữ C. Vị trí đầu của rãnh trượt khi cánh khớp xoay tiếp xúc cũng là vị trí mở khớp xoay để đưa kim ghim vào. Vị trí cuối của rãnh trượt khi cánh khớp xoay tiếp xúc cũng là vị trí đóng khớp xoay để giữ cho kim ghim không bị tháo ra.

Hình 7
Một biến thể khác của khóa an toàn này là lưỡi cài hay khóa đẩy (xem hình 8). Chi tiết này, có lợi cho kim ghim và được dùng để đính các trâm cài trên quần áo. Khóa đẩy được cấu tạo từ một nửa ống để dễ dàng nhận đầu kim ghim. Trong nửa ống này, một nửa ống khác có thể di chuyển dọc theo chiều dài và khóa chặt đầu kim ghim. Việc định vị giữa hai nửa ống được đảm bảo bởi một chốt đóng vai trò như một cái gài ở cuối hành trình.

Hình 8
Thay vào đó, xin giới thiệu các loại gài khác với tất cả các loại mô tả từ trước cho đến giờ, do cả cách hoạt động của cách sử dụng nó: Đókim gài cà-vạtcái kẹp. Thực ra, các phụ kiện này được tạo thành từ một miếng dát nhỏ được uốn cong thành hình chữ U có chức năng đàn hồi. Thường thì, tiền giấy ngân hàng cà-vạt được gài vào chữ "U" này và được giữ chặt bằng lực đàn hồi của các cạnh miếng dát (xem hình 9).

Hình 9