Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

CÁC CƠ CẤU KHÓA GIỮ CỦA TRANG SỨC (Phần 3)



6. Khóa hộp:
Khóa hộp phù hợp với vòng đeo tay, lắc tay và dây chuyền. Nó bao gồm một hộp nhỏ có một lỗ hình chữ nhật để lưỡi chữ V được gài vào chổ đó (Xem hình 10).


Hình 10
Lưỡi này khía cho phép giữ chặt hai phần: Để tháo ra, chỉ cần dùng lực nhấn vừa đủ lên miếng chặn phía trên khía để đưa khía thoát ra khỏi ngàm giữ và đồng thời rút lưỡi ra.
Chức năng
khóa của cơ cấu này được bảo đảm bởi tính đàn hồi như lò xo của lưỡi chữ V và độ tin cậy của nó trở nên cao hơn khi chúng cài vào nhau và nghe được chính xác tiếng lách cách. Một chi tiết an toàn "hình số 8"  làm cho việc khóa an toàn hơn.



7.  Khóa ngàm (Khóa lưỡi lò xo):
Khóa hộp với lưỡi chữ V đòi hỏi độ dày đặc biệt thỏa mãn được chức năng khóa. Do đó, nếu cần phải có một kết cấu dạng phẳng, như đối với việc khóa giữ chuổi ngọc trai thì lưỡi nằm ngang được sử dụng.
cấu này bao gồm một hộp nhỏ gọi là phần cái, nó cũng được xem như là một mặt hàng trang sức thật sự, nên thích hợp với việc trang trí trên đó các ổ hột để gắn đá vào. Một miếng vàng trắng với mặt cắt hình chữ W gọi là phần đực được gài vào hộp nhỏ (Xem hình 11). Trong trường hợp này, chức năng khóa được đảm bảo bởi độ đàn hồi của lưỡi. Để mở khóa ra, dùng lực vừa đủ nhấn vào hai đầu của lưỡi và kéo ra.

Hình 11
Một biến thể khác của loại khóa này là cơ cấu khóa thể hiện trong hình 12a, trong đó lưỡi là phần dẫn hướng, bao gồm một hình chữ V duy nhất. Cái độc đáo ở chỗ là thay đổi kết cấu bằng một chốt đặt vào hộp và hoạt động như khóa an toàn, khi cần thiết tiến hành xoay lưỡi quanh chốt để tháo liên kết giữa hai phần (xem hình 12b).

Hình 12
Một biến thể khác có kết cấu bao gồm một lưỡi một sợi dây duy nhất bằng vàng trắng hình chữ U được uốn cong ở hai đầu tạo thành móc. Hai bên chữ U đặt hai nút nhấn hình cầu được dùng để nhấn lưỡi khi cài vào và thào ra (xem hình 13). Hộp được bố trí hai lỗ hổng bên trong để hai đầu móc của lưỡi khi được đưa vào sẽ tự bung ra cài vào hai lổ đó.  Dạng khóa này phù hợp cho các đeo vòng tay bị khống chế về bề dày.

Hình 13

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét