Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

CÁC CƠ CẦU KHÓA GIỮ CỦA TRANG SỨC (Phần 4)



8.Khóa bằng lưỡi cài:
Khóa bằng lưỡi cài đặc biệt được sử dụng cho dây chuyền.
Nó có dạng hình trụ và gồm
hai phần: Phần đực là một nửa hình trụ, mặt tiếp xúc có gắn lưỡi cài hình chữ T. Phần cái cũng là một nửa hình trụ, mặt tiếp xúc có lỗ bốn khía, bên trong có đặt một lò xo giúp tháo liên kết giữa hai phần,. Khi cần khóa, phải xoay một nửa vòng tròn sao cho phần lưỡi cài hình chữ T được gài chặt vào bên trong hình trụ (xem hình 14).

Hình 14
Tại vị trí tiếp xúc giữa hai phần, một chốt an toàn, bào đảm giữ cho hai phần không tự tháo ra được gắn ở bên ngoài của phần hình trụ đực, có thể được cài vào và giữ cố định ở rãnh hình móc bên ngoài của phần hình trụ cái (xem hình 15).
Khóa này được tháo ra bằng cách xoay nửa vòng phần trụ đực để làm sao cho chốt an toàn thoát ra khỏi rãnh hình móc. Khóa bằng lưỡi cài thường được sử dụng nhiều.

Hình 15
9. Khóa bằng chốt chẻ:
Kiểu khóa này cũng tương tự như các bản lề được sử dụng các cánh cửa.
Trên thực tế, một phần
khóa gồm hai ống được gắn tại hai đầu của má bản lề thứ nhất, trong khi đó phần khóa kia một ng thứ ba được hàn vào chính giữa của má bản lề thứ hai. Để kết nối hai phần khóa lại với nhau thì sử dụng một chốt hình trụ. Chốt này được ch thành hai phần dọc theo chiều dài và hơi tách ra ở phần đuôi.  Phần trên của chốt đựơc dập thành mũ chốt có tiết diện lớn hơn so với tiết diện của ống gắn vào má bản lề phần đuôi của nó có một rãnh phù hợp để cài vào gờ chặn được tạo ra bên trong, phía mặt ngoài hai ống của má bản lề thứ nhất (xem hình 16).

Hình 16

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

CÁC CƠ CẤU KHÓA GIỮ CỦA TRANG SỨC (Phần 3)



6. Khóa hộp:
Khóa hộp phù hợp với vòng đeo tay, lắc tay và dây chuyền. Nó bao gồm một hộp nhỏ có một lỗ hình chữ nhật để lưỡi chữ V được gài vào chổ đó (Xem hình 10).


Hình 10
Lưỡi này khía cho phép giữ chặt hai phần: Để tháo ra, chỉ cần dùng lực nhấn vừa đủ lên miếng chặn phía trên khía để đưa khía thoát ra khỏi ngàm giữ và đồng thời rút lưỡi ra.
Chức năng
khóa của cơ cấu này được bảo đảm bởi tính đàn hồi như lò xo của lưỡi chữ V và độ tin cậy của nó trở nên cao hơn khi chúng cài vào nhau và nghe được chính xác tiếng lách cách. Một chi tiết an toàn "hình số 8"  làm cho việc khóa an toàn hơn.



7.  Khóa ngàm (Khóa lưỡi lò xo):
Khóa hộp với lưỡi chữ V đòi hỏi độ dày đặc biệt thỏa mãn được chức năng khóa. Do đó, nếu cần phải có một kết cấu dạng phẳng, như đối với việc khóa giữ chuổi ngọc trai thì lưỡi nằm ngang được sử dụng.
cấu này bao gồm một hộp nhỏ gọi là phần cái, nó cũng được xem như là một mặt hàng trang sức thật sự, nên thích hợp với việc trang trí trên đó các ổ hột để gắn đá vào. Một miếng vàng trắng với mặt cắt hình chữ W gọi là phần đực được gài vào hộp nhỏ (Xem hình 11). Trong trường hợp này, chức năng khóa được đảm bảo bởi độ đàn hồi của lưỡi. Để mở khóa ra, dùng lực vừa đủ nhấn vào hai đầu của lưỡi và kéo ra.

Hình 11
Một biến thể khác của loại khóa này là cơ cấu khóa thể hiện trong hình 12a, trong đó lưỡi là phần dẫn hướng, bao gồm một hình chữ V duy nhất. Cái độc đáo ở chỗ là thay đổi kết cấu bằng một chốt đặt vào hộp và hoạt động như khóa an toàn, khi cần thiết tiến hành xoay lưỡi quanh chốt để tháo liên kết giữa hai phần (xem hình 12b).

Hình 12
Một biến thể khác có kết cấu bao gồm một lưỡi một sợi dây duy nhất bằng vàng trắng hình chữ U được uốn cong ở hai đầu tạo thành móc. Hai bên chữ U đặt hai nút nhấn hình cầu được dùng để nhấn lưỡi khi cài vào và thào ra (xem hình 13). Hộp được bố trí hai lỗ hổng bên trong để hai đầu móc của lưỡi khi được đưa vào sẽ tự bung ra cài vào hai lổ đó.  Dạng khóa này phù hợp cho các đeo vòng tay bị khống chế về bề dày.

Hình 13

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

CÁC CƠ CẤU KHÓA GIỮ CỦA TRANG SỨC (Phần 2)



15.  Khóa vòng lò xo và khóa móc lò xo:
5.1 Khóa vòng lò xo
Một dạng mở rộng của khóa đuôi chuột đơn giản là khóa vòng lò xo, dùng để khóa giữ dây chuyền. Một biến đổi khác của , đó là khóa móc lò xo thì phổ biến. Khóa vòng lò xo (xem hình 5), các chi tiết khóa được dập bằng khuôn và được lắp ráp làm bằng tay.

Hình 5
Nó bao gồm một ống "hình chữ C", bên trong có một lò xo đẩy một cái chốt, bên ngoài ống tạo một rãnh trượt để cho tay gạt được bố trí trên cái chốt có chức năng như cái chặn di chuyển. Khi muốn mở khóa ra và chuẩn bị để nhận khoen cuối của dây chuyền thì dùng tay gạt kéo cái chốt chạy ngược vào trong ống và làm nén lò xo.
Trong hình 6a, mặt cắt của khóa vòng lò xo được thể hiện ở vị trí an toàn khi chưa mở. Trong khi ở hình 6b, khóa được mở và lò xo ở trạng thái nén tối đa. Việc khóa lại sau đó, được phục hồi bằng cách đơn giản thả cái chốt cho chạy tự do trong rãnh về vị trí ban đầu khi chưa mở.

Hình 6
5.2 Khóa móc lò xo:
Khóa móc lò xo (xem hình 7) là một khóa giữ các hình dạng khác nhau (hình bầu dục, hình tròn, hình chữ nhật, hình trái tim, vv), được sản xuất bằng cách dập khuôn hay đúc bằng mẫu chảy. Trong trường hợp đúc bằng mẫu chảy thì độ hoàn chỉnh sản phảm đạt yêu cầu tốt hơn.

Hình 7
Nó bao gồm ba phần: Thân hình cái móc (xem hình 8a), một chi tiết hình chữ L đóng vai trò như cái khóatay gạt (xem hình 8b) và lò xo. Lò xo được sử dụng là loại lò xo được để thẳng phần đầu và phần cuối giống nhau tạo thành hình chữ V (xem hình 8c).
 
Hình 8
Nói chung, lò xo được làm bằng thép, được coi là nhẹ hơn rất nhiều so với bản thân khóa móc lò xo: Đường kính sợi làm lò xo khoảng 0,30mm. Tuy nhiên, cũng có thể sử dụng vàng trắng với niken, bởi vì niken là kim loại có khả năng tạo ra sự co giãn cần thiết cho lò xo.
Trong trường hợp này đòi hỏi lò xo phải đảm bảo khả năng làm việc lâu dài
Trong hình
9, chúng ta có thể thấy mặt cắt của một khóa móc lò xo. Bề mặt của khóa móc lò xo có thể được trang trí và làm đẹp cầu kỳ bằng các ổ hột, phù hợp để gắn đá quý. Móc lò xo, cũng như việc tạo ra khóa đã mô tả ở trên, được lắp ráp bằng tay.

Hình 9