Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

SẢN XUẤT NỮ TRANG: ĐAU ĐẦU KHI LÀM CHỦ



Khi bạn đã có nghề thợ bạc, đó là bước đi ban đầu để bạn làm quen với nghề kim hoàn. Những bước đi tiếp theo còn tuỳ thuộc vào khả năng của bạn ở tương lai. Bạn có thể làm công một thời gian để trui rèn tay nghề hay ra riêng làm chủ. Dù chủ hay thợ đều cũng phải làm nhưng cách kiếm tiền của mỗi người mỗi khác và sự trải nghiệm của mỗi người cũng không giống nhau. 
                      
Nếu có điều kiện làm chủ sớm và sau lưng bạn có hậu thuẫn thì không nên bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng đó. Tất nhiên, bạn biết mình còn non nớt, chưa đủ lông đủ cánh nhưng với lòng yêu nghề thì dần dần tay nghề của bạn cũng hoàn thiện. Phần lớn, những người thợ bạc có tay nghề, sau một thời gian làm công đều có chí hướng ra riêng mở xưởng sản xuất. Cuối cùng cũng trở về làm chủ bản thân mình, cuộc sống mình.

Có lẻ do công việc của người thợ bạc là sự sáng tạo bằng trí óc, qua đó điều khiển đôi bàn tay tài hoa, khéo léo của mình tạo nên những đường nét tuyệt hảo, những khối hình đa dạng . Để có được sự sáng tạo thăng hoa, bay bổng, độc chiêu và khác thường thì cần phải có sự tự do trong suy nghĩ, sự độc lập trong hành động. Sự ràng buộc, gò bó về thời gian, về công việc sẽ bóp chết mọi ý tưởng, mọi sáng tạo cần có thời gian ấp ủ. Vì vậy, trong cuộc sống, trong công việc, ý nghĩ được tự do cũng không phải là ngoại lệ đối với người thợ bạc, bằng chứng họ đều trở thành những người chủ ở hiện tại lẫn tương lai.
Làm chủ cuộc sống mình đã khó. Còn đây, tập tành làm chủ cả một xưởng sản xuất nữ trang, chưa nói đến qui mô, là cả một vấn đề lớn với những khó khăn nhất định của riêng nó. Tôi chỉ điểm qua vài khó khăn cơ bản như:
1.       Nguồn vốn
2.       Đầu ra, đầu vào
3.       Mặt bằng nhà xưởng
4.       Nguồn nhân lực
5.       Máy móc thiết bị
Những khó khăn về nguồn vốn, đầu ra đầu vào, mặt bằng nhà xưởng và nguồn nhân lực, tôi thiết nghĩ bạn có thể tháo gở các khó khăn này trong tầm tay. Bởi vì, khi ra làm chủ, bạn đã lường trước hết mọi chuyện và bạn chấp nhận đương đầu với nó, tất nhiên, bạn đã có cách giải quyết.
Nói chung, những khó khăn trên là những rào cản ban đầu khi bạn tập tành làm chủ. Xét về một khía cạnh nào đó, chúng chỉ là vấn đề nội bộ và bạn có đủ khả năng quyết định mọi chuyện. Tất nhiên, có những  vấn đề vượt quá khả năng của bạn và bạn cần được tư vấn kỹ càng để đưa ra quyết định chính xác. “Vạn sự khởi đầu nan” và và đau đầu cũng từ đây.

Tôi chỉ đề cập đến vấn đề đầu tư ban đầu về máy móc thiết bị để mở xưởng sản xuất nữ trang. Đây là vấn đề bạn cần quan tâm vì nó quyết định thành bại trong sản xuất . Trong dây chuyền sản xuất nữ trang có rất nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn lại có riêng từng loại máy móc thiết bị, công cụ phục vụ cho nó. Máy móc thiết bị có thể thuộc dạng thủ công cũng có thể là hiện đại , tự động hoá. Cái quan trọng là bạn đầu tư, trang bị máy móc thiết bị như thế nào để phù hợp với túi tiền của mình nhưng đem lại hiệu quả trong sản xuất. 

Những người chủ thường hay đau đầu khi phải giải bài toán hóc búa về máy móc thiết bị cho sản xuất. Chỉ cần tính toán “sai một ly là đi một dặm”. Nói như thế, không có nghĩa là chúng ta chùn bước trước khó khăn. Bài toán nào cũng có nhiều cách giải nhưng phải biết chọn cách giải nào phù hợp. Dưới đây là những câu hỏi mà bất cứ người chủ nào khi mua máy móc thiết bị đều băn khoăn cần được gỡ rối:
1.       Mỗi một dây chuyền hay công đoạn sản xuất nữ trang cần trang bị bao nhiêu máy? Gồm những loại máy gì? Năng suất của máy ra sao?
2.       Nên mua máy mới hay mua máy cũ hay xen lẫn giữa máy cũ và máy mới?  Các máy bổ sung  thêm có thể kết hợp với những máy hiện có để giảm chi phí đầu tư?
3.       Độ tin cậy của máy móc thiết bị còn tuỳ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của nơi đã sản sinh ra chúng. Thương hiệu của những nhà sản xuất nổi tiếng là thước đo về uy tín của họ đối với máy móc thiết bị do họ cung cấp.  Tất nhiên, không nên phân biệt máy móc thiết bị nội địa hay máy móc thiết bị nước ngoài, đó là một sự sai lầm lớn. Chỉ cần nhận biết thương hiệu máy móc thiết bị trong nước hay ngoài nước đã được thị trường chấp nhận và giá thành phải chăng là bạn đủ an tâm. Nhưng làm sao bạn biết hết được thương hiệu nào ứng với loại máy nào? Trong khi trước đây, bạn chỉ có kinh nghiệm  sản xuất và bạn cũng chỉ biết đến những máy móc thiết bị hiện có, mặc dù chúng đã lạc hậu so với thời bạn ra làm chủ.
4.       Đâu phải đặt bút ký xong hợp đồng mua máy móc thiết bị là mọi chuyện ổn thoả. Vấn đề bảo hành máy móc thiết bị thời gian sau này như thế nào? Chế độ bảo hành không đến nơi đến chốn khi máy móc thiết bị gặp hư hỏng trong thời gian còn bảo hành cũng là điều bất cập. Mua máy móc thiết bị một nơi nhưng bảo hành một nẻo là hậu quả của việc mua máy móc thiết bị từ nước ngoài, trong khi đại lý được uỷ quyền trong nước chỉ có chức năng kinh doanh là chính.
5.       Gía thành của máy móc thiết bị bao nhiêu thì phù hợp? Đối với máy móc thiết bị mới toanh, bạn có thể biết được giá thành của chúng. Còn đối với máy móc thiết bị đã qua sử dụng, giá cả vô chừng, khó định giá đúng thì làm sao bạn cân đong đo đếm về mặt tài chính được.
Thử hỏi không đau đầu mới là chuyện lạ.
Trong trường hợp bất khả kháng, không còn sự lựa chọn nào khác, bạn nên chọn những nhà sản xuất có tên tuổi trên thế giới, mặc dù giá thành cao, bù qua với uy tín của thương hiệu, họ sẽ có trách nhiệm đối với sản phẩm của họ. Tôi xin nhắc lại nên chọn nhà cung cấp máy móc thiết bị là những nơi nổi tiếng, có thương hiệu đàng hoàng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hiện nay, trên thế giới có một vài thương hiệu nổi tiếng chuyên cung cấp máy móc cho ngành nữ trang như:
1-      Máy in tạo mẫu 3D có ENVISIONTECH (Đức)

2-      Máy phay CNC tạo mẫu có Rolland (Mỹ)

3-      Máy đúc, máy bơm sáp có YASUI (Nhật)

4-      Máy làm dây chuyền có SISMA, FASTI (Ý)…

Nói tóm lại, nếu bạn không rành về máy móc thiết bị cũng như các nhà cung cấp thì nên sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên ngành về máy móc thiết bị nữ trang. Điều này sẽ làm cho bạn yên tâm hơn trong chuyện đầu tư phát triển sản xuất.
Tôi liệt kê chi tiết dưới đây một số máy móc thiết bị, vật tư phụ tùng cần thiết trang bị cho xưởng sản xuất nữ trang ở dạng THỦ CÔNG. Đây là nền tảng, là cơ sở ban đầu trong việc bố trí máy móc thiết bị sản xuất, khi bạn chân ướt chân ráo ra làm chủ. Tôi chưa đề cập đến dây chuyền sản xuất nữ trang hiện đại, tự động vì trong đó có công đoạn tạo mẫu bằng máy in 3D với công nghệ phức tạp. Có cần thiết nhận thêm một sự đau đầu nữa không? Liệu bạn có dám mạo hiểm, “vung tay quá trán”, khi bạn chưa trải nghiệm thực tế sản xuất nữ trang đã ổn định chưa?
DANH SÁCH MÁY MÓC THIẾT BỊ TRONG DÂY CHUYỀN NỮ TRANG
STT
TÊN THIẾT BỊ
SỐ LƯỢNG

CÔNG ĐOẠN KHUÔN CAO SU

1
Máy lưu hoá cao su

2
Khung nhôm nhẫn nam

3
Khung nhôm mề-đây

4
Khung nhôm vòng

5
Cao su trắng

6
Cao su vàng

7
Dao mổ

8
Hộp dao cong

9
Hộp dao thẳng

10
Silicon lỏng





CÔNG ĐOẠN BƠM SÁP

1
Máy bơm sáp

2
Nguyên liệu sáp

3
Máy hút chân không

4
Máy nén khí

5
Bộ chỉnh áp suất

6
Khay đựng

7
Máy hàn sáp

8
Đèn cồn

9
Đế cao su các loại

10
Ống FLASK các loại

11
Tấm phim chụp X-quang

12
Dây thun tròn





CÔNG ĐOẠN TRỘN THẠCH CAO

1
Máy trộn thạch cao cầm tay

2
Thạch cao

3
Cân đồng hồ

4
Cốc đong 1 lít

5
Cốc đong 200 mililít

6
Đồng hồ bấm giờ





CÔNG ĐOẠN NUNG KHUÔN THẠCH CAO

1
Lò nung

2
Kẹp gắp

3
Khay hứng sáp

4
Găng tay da





CÔNG ĐOẠN ĐÚC

1
Máy đúc thủ công

2
Máy hút chân không

3
Máy bơm nước

4
Thùng chứa nước

5
Găng tay da

6
Kính bảo vệ mắt

7
Giầy bảo hộ

8
Kẹp gắp





DỤNG CỤ THỢ KIM HOÀN

1
Bàn nấu gas

2
Vòi đèn gas-khí nén

3
Gas

4
Cốc nấu

5
Nhíp lớn

6
Kẹp gắp cốc

7
Hàn the

8
Khuôn đổ thảo

9
Bình dầu máy bôi trơn khuôn





CÔNG ĐOẠN LÀM SẠCH

1
Máy rung siêu âm

2
Máy lắc bi lăn

3
Bi lăn thép

4
Máy đánh cước

5
Bàn chải thau





THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

1
Cân điện tử 1kg

2
Buồng thu hồi bụi vàng





Đến đây, bạn có thấy nhẹ đầu phần nào không?  Một số nút thắt đã được tháo gở, tuy còn vài vấn đề phải giải quyết trong thời gian tới như năng suất, chất lượng chẳng hạn. “Cái khó ló cái khôn”, bạn hoàn toàn có đủ tự tin để làm chủ. Bạn đã được trui rèn từ trong lửa đỏ của nghề thợ bạc thì bây giờ ““Vàng thật sợ gì lửa”, phải không nào? Chúc bạn thành công trong vai trò của người chủ xưởng sản xuất nữ trang.