Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

NHƯ THẾ NÀO THÌ ĐÚNG? (PHẦN 2)



LÀM KHUÔN THẠCH CAO
TRỒNG CÂY SÁP: TẠO RUỘT KHUÔN THẠCH CAO

Khi có mẫu nhựa rê-sin hay mẫu sáp hoàn chỉnh và đúng với thiết kế, công đoạn tiếp theo là công đoạn trồng cây sáp. Nói nôm na cho dễ hiểu là liên kết các mẫu rời rạc này bằng các nhánh nhỏ như cành cây. Các nhánh nhỏ này lại được gắn vào một trục trung tâm giống như thân cây. Khi hình thành xong thì giống như một cái cây bằng sáp với chi chít đủ loại trái trên cành như nhẫn, bông tai, mặt dây chuyền, vòng…

Để làm được điều đó, trước hết, bạn phải chọn khuôn gồm ống flask (Ống này sẽ bàn ở phần sau) và đế khuôn bằng cao su tròn. Lưu ý một điều, đường kính của ống và đường kính đế cao su phải tương đương để chúng có thể lắp vào nhau được. Căn cứ vào kích cỡ của khuôn, bạn dễ dàng tính toán được chiều cao cũng như đường kính của cây sáp cần trồng sao cho cây sáp nằm hoàn toàn trong lòng ống. Kế tiếp, bạn dùng mỏ hàn điện của thợ điện tử hàn thêm một đoạn sáp có chiều dài bằng nửa cây tăm vào các mẫu trên tạo riêng từng nhánh cây một. Sau đó, tuỳ theo vị trí mà bạn bố trí sao cho hợp lý và cân đối để hàn dính các nhánh cây đó vào thân cây là một trục bằng sáp được gắn chặt vào đế cao su tròn có kích thước chọn trước đã nói ở trên. 

Thông thường, các mẫu này được hàn nối tiếp với nhau theo dạng hình xoắn ốc, bắt đầu từ gốc cho đến ngọn bao quanh trục trung tâm. Khi hàn thì quan sát kỹ, tránh để các mẫu chạm vào nhau hay khoảng cách quá ít, tốt nhất cách nhau khoảng 5-10mm. Để tạo thuận lợi cho công đoạn đúc, tức là dòng chảy của kim loại dễ dàng điền đầy các ngóc ngách từ thấp đến cao trong khuôn, khi trồng các nhánh vào thân cây đều có khuynh hướng chếch một góc 45độ, chỉa lên trên. Bên cạnh đó, phải lưu ý, các mẫu có kích thước lớn và nặng thường bố trí ở gần phần gốc, còn những mẫu có kích thước nhỏ, mảnh mai và nhẹ nên đặt ở gần phần ngọn thì hợp lý nhất. Ngoài ra, còn phải bo tròn các góc cạnh, chổ nào dư sáp thì loại bỏ đi, còn thiếu sáp thì phải bù vào , tạo sự bằng phẳng, hạn chế sự lồi lõm, hàm ếch trên toàn bề mặt cây sáp.

Xem qua có vẻ đơn giản nhưng đối với người thợ trồng cây sáp đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, khéo tay và có đầu óc sắp xếp sao cho trồng được nhiều nhánh mẫu nhất trên cùng một cây. Không những thế, họ còn phải biết được qui luật của dòng chảy kim loại như thế nào để khả năng điền đầy trong khuôn tối ưu nhất. Có như vậy, tăng được lượng mẫu đúc lên, giảm số lần đúc đi, hạn chế hư hỏng khuôn, tiết kiệm được rất nhiều chi phí cũng như thời gian, cải thiện được năng suất làm việc.

Xong xuôi rồi, bạn phải cân toàn bộ cây sáp để biết trọng lượng, tất nhiên không tính trọng lượng của đế cao su. Tại sao phải làm như vậy, tôi sẽ giải thích ở phần sau. Để tránh thiếu sót khi quên cân trọng lượng đế cao su, bạn nên cân trước các đế cao su rồi dùng viết không xoá được ghi cụ thể vào từng đế cao su bạn có.

ĐỊNH HÌNH BẰNG KHUÔN THẠCH CAO
Để làm khuôn thạch cao mẫu nữ trang, ngoài cây sáp kể trên và nguyên liệu thạch cao không thể thiếu, còn ống flask. Đó là một ống bằng kim loại có kích thước khác nhau, bề mặt của ống có khoan nhiều lổ theo suốt chiều dài ống. Khi đã có cây sáp theo yêu cầu được gắn sẳn vào đế cao su tròn chắc chắn như trên, bạn lắp ống flask vào đế cao su đó. Quan sát bên trong ống để kiểm tra cây sáp được định vị ở chính giữa lòng ống hay không. Nếu không tiến hành chỉnh sửa sao cho cây sáp và ống không chạm vào nhau, cách nhau tối thiểu 5-10mm là đạt yêu cầu làm khuôn. Sau đó, dùng tấm phim phổi quấn quanh bên ngoài ống flask để che chắn các lổ ở thành ống. Cố gắng che chắn thật kỹ và kín để thạch cao lỏng khi đổ vào ống không rò rỉ ra xung quanh. Đến đây coi như khuôn đã sẳn sàng, chỉ còn chờ đổ thạch cao lỏng vào thôi.

Đến đây, bạn đừng chủ quan cho rằng việc trộn thạch cao với nước đơn giản. Phải có kinh nghiệm để biết pha như thế nào là vừa đủ, không thừa nhiều và cũng không thiếu một chút. Bởi vì, thừa nhiều chỉ còn nước bỏ đi, không tái sử dụng được vì chúng đông cứng lại, gây nên sự lãng phí và tốn kém nguyên liệu. Còn thiếu một chút thì hậu quả là phần thịt khuôn thạch cao không được điền đầy và liền lạc, không đạt yêu cầu để đúc. Tất nhiên, qua một thời gian nghiên cứu, người ta đã đưa ra bảng chỉ dẫn cách pha trộn theo tỷ lệ giữa thạch cao và nước như sau:

CHIỀU CAO CỦA ỐNG THẠCH CAO (FLASK)
51mm
63mm
76mm
89mm
102mm
127mm
152mm
178mm
ĐƯỜNG KÍNH CỦA ỐNG THẠCH CAO (FLASK)
51mm
140g
168g
210g
252g
280g



57cm3
68cm3
85cm3
102cm3
114cm3



63mm
224g
280g
336g
392g
448g
560g


91cm3
114cm3
136cm3
160cm3
182cm3
228cm3


76mm
336g
420g
504g
588g
675g
840g
896g
1.237,5g
136cm3
170cm3
205cm3
240cm3
274cm3
340cm3
410cm3
500cm3
89mm
450g
562,5g
675g
787,5g
900g
1.125g
1.350g
1.575g
182cm3
228cm3
274cm3
320cm3
364cm3
456cm3
548cm3
640cm3
102mm
504g
644g
756g
900g
1.012,5g
1.350g
1.575g
1.800g
205cm3
262cm3
308cm3
364cm3
410cm3
546cm3
637cm3
728cm3
127mm




1.687,5g
2.137,5g
2.475g
2.925g




682cm3
864cm3
1.000cm3
1.182cm3
Ví dụ:  Ban đầu, bạn chọn ống flask có chiều cao =51mm, đường kính =51mm thì tỷ lệ pha trộn giữa thạch cao với nước (căn cứ vào bảng trên) là 140g thạch cao với 57cm3 nước (Qui đổi ra lít là 1lít = 1.000cm3).  Cứ như thế mà bạn suy luận cho những kích thước khác. Trường hợp kích thước ống flask không nằm trong bảng trên, bạn nên chọn ống flask có kích thước theo xu hướng tăng lên so với kích thước thực tế của ống flask đang dùng để chọn tỷ lệ thạch cao và nước dôi ra một chút cho an toàn.

Để thuận lợi trong việc cân đong, bạn nên dùng cân để cân thạch cao theo đơn vị gam và dùng cốc thuỷ tinh có chia vạch theo thể tích (thường dùng trong phòng thí nghiệm) để đong nước theo đơn vị lít.




Khi trộn thạch cao với nước, phải tuân thủ qui trình trộn do nhà sản xuất qui định. Cụ thể, dưới đây là qui trình trộn thạch của hãng KERR. Bạn nên biết rằng: Một khi thạch cao đã trộn với nước, nếu không dùng hết thì phải bỏ đi. Đây là một sự lãng phí nếu bạn không tính toán ngay từ ban đầu. Trộn thạch cao với nước có thể dùng tay hay bằng máy. Nếu bạn có kinh nghiệm và có sức khoẻ thì trộn bằng tay, còn không thì nhờ máy móc giúp sức. Cách nào cũng được nhưng miễn sao hổn hợp thạch cao với nước đạt yêu cầu đổ khuôn.

Có được hổn hợp thạch cao lỏng, phải nhanh chóng rót ngay vào khuôn vì hổn hợp này mau đông cứng, chỉ cần chậm một chút thôi thì không đổ khuôn được, thiệt hại thấy rõ. Do đó, tốt nhất nên dùng đồng hồ bấm giờ để định lượng thời gian cần thiết cho từng thao tác. Trong trường hợp đổ khuôn bằng thạch cao lỏng, phải lưu ý sử dụng máy hút chân không để tạo áp suất hút hết không khí trong khuôn ra, tạo điều kiện cho thạch cao lỏng nhanh chóng phủ kín mọi ngóc ngách, bao trùm hoàn toàn cây sáp bên trong đến từng chi tiết nhỏ nhất trước khi quá trình đông cứng bắt đầu. Tuy nhiên, cũng phải theo dỏi chặt chẻ để kịp thời ngừng máy hút chân không đúng lúc, khi thạch cao đã điền đầy khuôn, kẻo “xôi hỏng bỏng không”.

Cuối cùng có thể xả hơi, chờ cho khuôn thạch cao đông cứng hoàn toàn. Đây là khoảng thời gian thạch cao vừa đông cứng vừa dần dần định hình dựa trên hình dáng của cây sáp, tạo nên một lớp áo bao bên ngoài giống y như đúc cây sáp. Lúc bấy giờ, có thể tháo tấm phim phổi bao xung quanh khuôn, cẩn thận lấy đế cao su ra khỏi khuôn. Khi này, chỉ còn lại ống flask  chứa đầy thạch cao đông cứng bên trong với cây sáp ở lỏi.

( MỜI CÁC BẠN ĐÓN ĐỌC PHẦN TIẾP THEO)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét